Có lịch sử khoảng 500 năm tuổi, “ Đám cưới chuột” là một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của dòng tranh dân gian Đông Hồ. Phía sau những bức tranh này có những hàm ý sâu xa mà không phải ai cũng biết.Theo lý giải của các nhà nghiên cứu văn hóa, Con mèo trong bức tranh được vẽ rất to và oai vệ, là đại diện cho tầng lớp thống trị, bóc lột trong xã hội xưa. Những chú chuột mang dáng vẻ khúm núm, rụt rè là hình ảnh ẩn dụ cho người nông dân lam lũ, thật thà, chất phác.Chú rể chuột muốn đón dâu lại phải mang chim, mang cá cống cho mèo là ẩn dụ cho sự sách nhiễu của giới quan lại với đời sống dân đen. Có thể nói, Đám cưới chuột là sự châm biếm sâu sắc chế độ phong kiến bất công, nơi người thấp cổ bé họng không có tiếng nói và phải chịu sự chèn ép.Bên cạnh đó, bức tranh cũng phản ánh một cách rất cô đọng các sắc thái xã hội Việt Nam thời xưa. Điều này thể hiện qua dáng vẻ phong phú của những con chuột trong đám rước.Dẫn đầu là con chuột đực, đầu đội mũ cánh chuồn, mình mặc áo thụng xanh, chân đi hia. Ngồi trên lưng con ngựa hồng, dáng vẻ thư thái, trái ngược điệu bộ e dè của những con chuột còn lại. Đây là một con chuột thành đạt, vừa đỗ tiến sĩ lại cưới được vợ đẹp.Như vậy, chuột vốn là đại diện cho tầng lớp thấp trong xã hội, nhưng vẫn có thể vươn lên giành vị trí cao, nếu có trí tuệ và nỗ lực trên con đường khoa cử. Đó là câu chuyện thực tế của nhiều danh nhân Việt xuất thân từ gia cảnh nghèo khó.Phía sau con chuột “tiến sĩ” là đám chuột cầm lọng, cầm biển, khiêng kiệu, cầm cá, chim để hối lộ mèo... Đây là thực trạng của đa phần giới bình dân trong xã hội xưa, chỉ có thể làm những việc “tầm thường” để duy trì cuộc sống.Cô dâu chuột ngồi trong kiệu vấn khăn, mặc áo gấm xanh. Nhìn chồng đang cưỡi ngựa đi phía trước vẻ mãn nguyện. Đây là điền hình của những người phụ nữ đổi đời nhờ lấy được người chồng đỗ đạt trong xã hội xưa.Cuối cùng, bức tranh Đám cưới chuột cũng thể hiện ý nghĩa cộng sinh phát triển. Hình ảnh chuột mang lễ vật đến dâng tặng cho mèo còn có ý nghĩa "có qua có lại", "có phúc cùng hưởng". Đây là nguyên lý sống mà người Việt duy trì từ ngàn xưa đến tận bây giờ.
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.
Có lịch sử khoảng 500 năm tuổi, “ Đám cưới chuột” là một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của dòng tranh dân gian Đông Hồ. Phía sau những bức tranh này có những hàm ý sâu xa mà không phải ai cũng biết.
Theo lý giải của các nhà nghiên cứu văn hóa, Con mèo trong bức tranh được vẽ rất to và oai vệ, là đại diện cho tầng lớp thống trị, bóc lột trong xã hội xưa. Những chú chuột mang dáng vẻ khúm núm, rụt rè là hình ảnh ẩn dụ cho người nông dân lam lũ, thật thà, chất phác.
Chú rể chuột muốn đón dâu lại phải mang chim, mang cá cống cho mèo là ẩn dụ cho sự sách nhiễu của giới quan lại với đời sống dân đen. Có thể nói, Đám cưới chuột là sự châm biếm sâu sắc chế độ phong kiến bất công, nơi người thấp cổ bé họng không có tiếng nói và phải chịu sự chèn ép.
Bên cạnh đó, bức tranh cũng phản ánh một cách rất cô đọng các sắc thái xã hội Việt Nam thời xưa. Điều này thể hiện qua dáng vẻ phong phú của những con chuột trong đám rước.
Dẫn đầu là con chuột đực, đầu đội mũ cánh chuồn, mình mặc áo thụng xanh, chân đi hia. Ngồi trên lưng con ngựa hồng, dáng vẻ thư thái, trái ngược điệu bộ e dè của những con chuột còn lại. Đây là một con chuột thành đạt, vừa đỗ tiến sĩ lại cưới được vợ đẹp.
Như vậy, chuột vốn là đại diện cho tầng lớp thấp trong xã hội, nhưng vẫn có thể vươn lên giành vị trí cao, nếu có trí tuệ và nỗ lực trên con đường khoa cử. Đó là câu chuyện thực tế của nhiều danh nhân Việt xuất thân từ gia cảnh nghèo khó.
Phía sau con chuột “tiến sĩ” là đám chuột cầm lọng, cầm biển, khiêng kiệu, cầm cá, chim để hối lộ mèo... Đây là thực trạng của đa phần giới bình dân trong xã hội xưa, chỉ có thể làm những việc “tầm thường” để duy trì cuộc sống.
Cô dâu chuột ngồi trong kiệu vấn khăn, mặc áo gấm xanh. Nhìn chồng đang cưỡi ngựa đi phía trước vẻ mãn nguyện. Đây là điền hình của những người phụ nữ đổi đời nhờ lấy được người chồng đỗ đạt trong xã hội xưa.
Cuối cùng, bức tranh Đám cưới chuột cũng thể hiện ý nghĩa cộng sinh phát triển. Hình ảnh chuột mang lễ vật đến dâng tặng cho mèo còn có ý nghĩa "có qua có lại", "có phúc cùng hưởng". Đây là nguyên lý sống mà người Việt duy trì từ ngàn xưa đến tận bây giờ.
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.