Hoàng đế Càn Long nổi tiếng lịch sử là bậc minh quân, có tài trị nước. Thế nhưng, nhiều người không khỏi tò mò vì sao ông hoàng này lại tin tưởng, trọng dụng tham quan Hòa Thân.Khi nhắc đến Hòa Thân, ai cũng biết đó là đại tham quan khét tiếng của nhà Thanh. Số của cải khổng lồ của Hòa Thân đến từ việc tham ô, nhận hối lộ, mua quan bán chức, thậm chí ăn chặn một phần đồ tiến cống...Đại tham quan này cũng có tài ăn nói, giỏi xu nịnh nên khiến Càn Long vừa ý. Do đó, dù biết Hòa Thân phạm nhiều tội nhưng vua Càn Long "mắt nhắm, mắt mở" bỏ qua, che chở cho viên quan này. Nhờ đó, khi Càn Long còn sống, Hòa Thân có cuộc sống vương giả, quyền lực.Vì sao Càn Long lại đối xử ưu ái đặc biệt như vậy đối với Hòa Thân? Một số giai thoại về bí ẩn đằng sau mối quan hệ vua - tôi "kỳ lạ" này được lan truyền trong suốt nhiều thập kỷ qua. Trong số này, một câu chuyện cho rằng, Hòa Thân chính là kiếp sau của phi tử đã chết của Càn Long.Theo câu chuyện được lưu truyền trong dân gian này, khi vẫn là một thân vương, Càn Long đã xao xuyến khi nhìn thấy một phi tử của vua cha Ung Chính. Phi tần này sở hữu dung mạo diễm lệ.Thấy phi tần này đang chải tóc nên Càn Long nhẹ nhàng tiến lại gần với mục đích bịt mắt bà để trêu đùa. Do bị giật mình nên mỹ nhân này vô tình cầm chiếc lược đập trúng mặt Càn Long. Theo đó, một vết đỏ xuất hiện trên mặt ông.Ngày hôm sau, Ung Chính gặp mặt con trai Càn Long và thấy vết đỏ trên mặt nên gặng hỏi. Cuối cùng, Càn Long đã nói ra sự thật. Nghi ngờ phi tử đó có ý định đùa bỡn Càn Long nên mỹ nhân này được ban chết.Càn Long đau buồn vì vô tình khiến một phi tần kiều diễm chết oan. Ông đã dùng ngón tay đánh dấu vết đỏ lên cổ của người phi tử và nói rằng, nếu linh hồn nàng có linh thiêng thì 20 năm sau sẽ gặp nhau. Khi đó, ông sẽ bù đắp cho bà vì đã vô tình hại chết nàng ở kiếp này.Sau khi trở thành hoàng đế nhà Thanh, Càn Long gặp Hòa Thân khi ấy khảong 20 tuổi và phát hiện trên cổ viên quan này có vết bớt đỏ hình ngón tay ở cổ - đúng vị trí mà ông để lại trên thi thể phi tần năm xưa. Thậm chí, dung mạo của Hòa Thân có nhiều nét tương đồng với phi tử đó.Tin rằng Hòa Thân là kiếp sau của phi tử đó nên vua Càn Long đối xử ưu ái với viên quan này hơn những người khác. Nhờ vậy, Hòa Thân được thăng chức 47 lần chỉ trong hơn 20 năm làm quan. Điều này cho thấy tham quan này được nhà vua ủng ái đến mức khiến nhiều người phải đố kỵ.Mời độc giả xem video: Hà Nội: Hô biến kính áp tròng Trung Quốc thành sản phẩm "Made in Korea". Nguồn: THĐT1.
Hoàng đế Càn Long nổi tiếng lịch sử là bậc minh quân, có tài trị nước. Thế nhưng, nhiều người không khỏi tò mò vì sao ông hoàng này lại tin tưởng, trọng dụng tham quan Hòa Thân.
Khi nhắc đến Hòa Thân, ai cũng biết đó là đại tham quan khét tiếng của nhà Thanh. Số của cải khổng lồ của Hòa Thân đến từ việc tham ô, nhận hối lộ, mua quan bán chức, thậm chí ăn chặn một phần đồ tiến cống...
Đại tham quan này cũng có tài ăn nói, giỏi xu nịnh nên khiến Càn Long vừa ý. Do đó, dù biết Hòa Thân phạm nhiều tội nhưng vua Càn Long "mắt nhắm, mắt mở" bỏ qua, che chở cho viên quan này. Nhờ đó, khi Càn Long còn sống, Hòa Thân có cuộc sống vương giả, quyền lực.
Vì sao Càn Long lại đối xử ưu ái đặc biệt như vậy đối với Hòa Thân? Một số giai thoại về bí ẩn đằng sau mối quan hệ vua - tôi "kỳ lạ" này được lan truyền trong suốt nhiều thập kỷ qua. Trong số này, một câu chuyện cho rằng, Hòa Thân chính là kiếp sau của phi tử đã chết của Càn Long.
Theo câu chuyện được lưu truyền trong dân gian này, khi vẫn là một thân vương, Càn Long đã xao xuyến khi nhìn thấy một phi tử của vua cha Ung Chính. Phi tần này sở hữu dung mạo diễm lệ.
Thấy phi tần này đang chải tóc nên Càn Long nhẹ nhàng tiến lại gần với mục đích bịt mắt bà để trêu đùa. Do bị giật mình nên mỹ nhân này vô tình cầm chiếc lược đập trúng mặt Càn Long. Theo đó, một vết đỏ xuất hiện trên mặt ông.
Ngày hôm sau, Ung Chính gặp mặt con trai Càn Long và thấy vết đỏ trên mặt nên gặng hỏi. Cuối cùng, Càn Long đã nói ra sự thật. Nghi ngờ phi tử đó có ý định đùa bỡn Càn Long nên mỹ nhân này được ban chết.
Càn Long đau buồn vì vô tình khiến một phi tần kiều diễm chết oan. Ông đã dùng ngón tay đánh dấu vết đỏ lên cổ của người phi tử và nói rằng, nếu linh hồn nàng có linh thiêng thì 20 năm sau sẽ gặp nhau. Khi đó, ông sẽ bù đắp cho bà vì đã vô tình hại chết nàng ở kiếp này.
Sau khi trở thành hoàng đế nhà Thanh, Càn Long gặp Hòa Thân khi ấy khảong 20 tuổi và phát hiện trên cổ viên quan này có vết bớt đỏ hình ngón tay ở cổ - đúng vị trí mà ông để lại trên thi thể phi tần năm xưa. Thậm chí, dung mạo của Hòa Thân có nhiều nét tương đồng với phi tử đó.
Tin rằng Hòa Thân là kiếp sau của phi tử đó nên vua Càn Long đối xử ưu ái với viên quan này hơn những người khác. Nhờ vậy, Hòa Thân được thăng chức 47 lần chỉ trong hơn 20 năm làm quan. Điều này cho thấy tham quan này được nhà vua ủng ái đến mức khiến nhiều người phải đố kỵ.
Mời độc giả xem video: Hà Nội: Hô biến kính áp tròng Trung Quốc thành sản phẩm "Made in Korea". Nguồn: THĐT1.