Tọa lạc tại xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Nhạn Sơn là nơi đang lưu giữ hai bức tượng Hộ pháp mang những giá trị lịch sử - văn hóa đặc biết. Gần đây, cặp tượng đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.Tương truyền, hai bức tượng cổ này có từ thời người người Chăm còn ở thành Đồ Bàn. Do biến động của thời cuộc, thành Đồ Bàn suy vong, hai pho tượng đã bị chôn vùi trong lòng đất hàng trăm năm, sau đó được người Việt phát hiện, đào lên và thờ dưới tên gọi Ông Đỏ, Ông Đen.Được xác định có niên đại từ thế kỷ 12–13, mỗi bức tượng có trọng lượng khoảng 800 kg, đứng trên bệ tròn, thân hình lực lưỡng, hơi ngả về phía trước.Tượng Ông Đen cao 2 mét 45, tay phải cầm binh khí, tay trái đưa cong lên ngang ngực, lòng bàn tay cầm vật có chuôi hình xoắn ốc, cổ chân mỗi bên được trang trí đeo hình rắn thần Naga.Tượng Ông Đỏ cao 2 mét 42, tay trái cầm binh khí, tay phải đưa cong ngang trước ngực, bắp tay đeo chuỗi hạt có hình cánh sen ở giữa, cổ chân trái đeo hình rắn Naga, cổ chân phải đeo vòng kiềng có hình cánh sen ở giữa.Khuôn mặt của cả hai bức tượng được tạo hình với cặp lông mày rậm, gờ nổi lên, đôi mắt to, tròn lồi, mũi to phình ra, đôi tai to và dài, cổ có những đường gân nổi lên, tạo nên vẻ dữ dằn đúng tính chất của các vị Hộ pháp.Khảo sát thực tế cho thấy, phía sau chùa Nhạn Sơn có một gò đất khá rộng và cao, người địa phương gọi là gò Tam Tháp. Nơi đây từng là một đền thờ khi thành Đồ Bàn còn hưng thịnh.Theo tín ngưỡng của Ấn Độ giáo, Hộ pháp thường được đặt ở trước cổng của đường vào các công trình kiến trúc tôn giáo. Đây chính là vai trò của Ông Đỏ và Ông Đen vào thuở mới được tạo tác.Có thể nói, hai pho tượng Hộ pháp chùa Nhạn Sơn vẫn giữ nguyên vị trí từ thời vương quốc Champa cho đến bây giờ. Gắn liền với hai pho tượng là khu phế tích đền tháp Chăm Pa phía sau chùa Nhạn Sơn.Mặc dù mang nguồn gốc Chăm Pa, xung quanh hai pho tượng Bảo vật quốc gia này lại có một giai thoại lịch sử đậm chất Việt, được lưu truyền lại qua nhiều thế kỷ.Theo đó, Ông Đỏ có tên là Huỳnh Tấn Công (người Quảng Nam), Ông Đen là Lý Xuân Điền (người Quảng Bình). Ông Đỏ là quan văn, Ông Đen là quan võ thời nhà Trần. Giữa hai ông có một tình bạn rất keo sơn.Cả Ông Đỏ và Ông Đen đều thân quen với vua Chiêm Thành (Chăm Pa) thời đó. Có một dịp, cả hai ông sang thăm Chiêm Thành gặp lúc vua Chiêm lâm trọng bệnh. Hai ông đã lập công lớn trong việc chữa trị hết bệnh hiểm nghèo cho vua nước bạn.Lại gặp lúc Xiêm La (Thái Lan ngày nay) đem quân xâm lấn biên giới nước Chiêm Thành, hai ông liền xin cầm quân đánh giặc. Dù đánh đuổi được giặc nhưng tướng Lý Xuân Điền – tức Ông Đen – lại bị Xiêm La bắt.Sau đó, hoàng tử Xiêm La cầu hôn em gái Ông Đỏ – Huỳnh Tấn Công – nên Ông Đỏ yêu cầu dùng Ông Đen làm lễ vật cầu hôn. Nhờ cuộc hôn nhân này, hai người gặp lại nhau và cùng trở về nước Việt.Để tưởng nhớ hai ông, vua Chiêm Thành đã cho người tạc tượng để thờ phụng…Giai thoại này được ghi chép lại trong nhiều tư liệu cổ với các dị bản khác nhau, nhưng đều nhằm mục đích lý giải về nguồn gốc hai pho tượng cổ ở chùa Nhạn Sơn.Mời quý độc giả xem video: Rừng vối cổ thụ trong di sản thế giới Tràng An | VTV4.
Tọa lạc tại xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Nhạn Sơn là nơi đang lưu giữ hai bức tượng Hộ pháp mang những giá trị lịch sử - văn hóa đặc biết. Gần đây, cặp tượng đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.
Tương truyền, hai bức tượng cổ này có từ thời người người Chăm còn ở thành Đồ Bàn. Do biến động của thời cuộc, thành Đồ Bàn suy vong, hai pho tượng đã bị chôn vùi trong lòng đất hàng trăm năm, sau đó được người Việt phát hiện, đào lên và thờ dưới tên gọi Ông Đỏ, Ông Đen.
Được xác định có niên đại từ thế kỷ 12–13, mỗi bức tượng có trọng lượng khoảng 800 kg, đứng trên bệ tròn, thân hình lực lưỡng, hơi ngả về phía trước.
Tượng Ông Đen cao 2 mét 45, tay phải cầm binh khí, tay trái đưa cong lên ngang ngực, lòng bàn tay cầm vật có chuôi hình xoắn ốc, cổ chân mỗi bên được trang trí đeo hình rắn thần Naga.
Tượng Ông Đỏ cao 2 mét 42, tay trái cầm binh khí, tay phải đưa cong ngang trước ngực, bắp tay đeo chuỗi hạt có hình cánh sen ở giữa, cổ chân trái đeo hình rắn Naga, cổ chân phải đeo vòng kiềng có hình cánh sen ở giữa.
Khuôn mặt của cả hai bức tượng được tạo hình với cặp lông mày rậm, gờ nổi lên, đôi mắt to, tròn lồi, mũi to phình ra, đôi tai to và dài, cổ có những đường gân nổi lên, tạo nên vẻ dữ dằn đúng tính chất của các vị Hộ pháp.
Khảo sát thực tế cho thấy, phía sau chùa Nhạn Sơn có một gò đất khá rộng và cao, người địa phương gọi là gò Tam Tháp. Nơi đây từng là một đền thờ khi thành Đồ Bàn còn hưng thịnh.
Theo tín ngưỡng của Ấn Độ giáo, Hộ pháp thường được đặt ở trước cổng của đường vào các công trình kiến trúc tôn giáo. Đây chính là vai trò của Ông Đỏ và Ông Đen vào thuở mới được tạo tác.
Có thể nói, hai pho tượng Hộ pháp chùa Nhạn Sơn vẫn giữ nguyên vị trí từ thời vương quốc Champa cho đến bây giờ. Gắn liền với hai pho tượng là khu phế tích đền tháp Chăm Pa phía sau chùa Nhạn Sơn.
Mặc dù mang nguồn gốc Chăm Pa, xung quanh hai pho tượng Bảo vật quốc gia này lại có một giai thoại lịch sử đậm chất Việt, được lưu truyền lại qua nhiều thế kỷ.
Theo đó, Ông Đỏ có tên là Huỳnh Tấn Công (người Quảng Nam), Ông Đen là Lý Xuân Điền (người Quảng Bình). Ông Đỏ là quan văn, Ông Đen là quan võ thời nhà Trần. Giữa hai ông có một tình bạn rất keo sơn.
Cả Ông Đỏ và Ông Đen đều thân quen với vua Chiêm Thành (Chăm Pa) thời đó. Có một dịp, cả hai ông sang thăm Chiêm Thành gặp lúc vua Chiêm lâm trọng bệnh. Hai ông đã lập công lớn trong việc chữa trị hết bệnh hiểm nghèo cho vua nước bạn.
Lại gặp lúc Xiêm La (Thái Lan ngày nay) đem quân xâm lấn biên giới nước Chiêm Thành, hai ông liền xin cầm quân đánh giặc. Dù đánh đuổi được giặc nhưng tướng Lý Xuân Điền – tức Ông Đen – lại bị Xiêm La bắt.
Sau đó, hoàng tử Xiêm La cầu hôn em gái Ông Đỏ – Huỳnh Tấn Công – nên Ông Đỏ yêu cầu dùng Ông Đen làm lễ vật cầu hôn. Nhờ cuộc hôn nhân này, hai người gặp lại nhau và cùng trở về nước Việt.
Để tưởng nhớ hai ông, vua Chiêm Thành đã cho người tạc tượng để thờ phụng…
Giai thoại này được ghi chép lại trong nhiều tư liệu cổ với các dị bản khác nhau, nhưng đều nhằm mục đích lý giải về nguồn gốc hai pho tượng cổ ở chùa Nhạn Sơn.
Mời quý độc giả xem video: Rừng vối cổ thụ trong di sản thế giới Tràng An | VTV4.