Một chiếc hũ gốm hoa nâu thời Lý - Trần, niên đại thế kỷ 11-14. Gốm hoa nâu là loại đồ gốm được chế tạo công phu, cốt gốm dày đặn, bề mặt được bao phủ bằng hai loại men chủ yếu là men nâu và men ngà với nhiều cách thức kết hợp khác nhau.Thạp gốm hoa nâu trang trí hình hoa cúc dây và hình chiến binh thời Trần, thế kỷ 13-14. Loại hình đố gồm hoa nâu rất đa dạng về chúng loại, tập trung vào hai nhóm đồ gia dụng và phục vụ tôn giáo.Thạp gốm hoa nâu trang trí hình gà và chim chóc thời Trần. Hiện vật thuộc dòng gốm hoa nâu đã được phát hiện gồm các loại ấm, âu, ang, bát, bình, chân đèn, chân đế, chậu, chén, chum, đài, đĩa, hộp, liễn, lọ, loa, mô hình tháp, thạp, ngói, thống, tước, tượng động vật...Bảo vật quốc gia - thống gốm hoa nâu thời Trần. Một điểm đặc biệt trong dòng gốm hoa nâu là sự xuất hiện nhiều loại hình hiện vật có kích thước lớn như thạp, chum, thống, điếu ít gặp ở các dòng gốm khác cùng thời.Ấm gốm men nâu thời Trần. Hình thức thể hiện của đồ gốm hoa nâu rất phong phú, có thể là hoa trắng nền nâu, hoa nâu nền trắng, nền men nâu hoa văn khắc chìm để mộc. Men nâu vẽ hoa văn trang trí men xanh dưới men nền trắng ngà, hoặc men nâu toàn bộ...Thạp gốm hoa nâu triều Trần. Hoa văn trang trí tạo bằng nét khắc chìm và tô nâu trên nền men ngà là đặc điểm nổi bật của bút pháp trang trí gốm hoa nâu. Hoạ tiết trang trí được sắp xếp thành những mảng to trên nền thoáng trở thành phong cách trang trí tiêu biểu.Mảnh thống gốm hoa nâu trang trí hình cánh sen. Trang trí nổi theo phong cách phù điêu cũng góp phần làm phong phú và tăng thêm tính hoành tráng cho sản phẩm gốm hoa nâu.Mảnh thạp gốm hoa nâu trang trí cảnh đấu võ thời Trần. Hoa văn trang trí trên đồ gốm hoa nâu không chỉ phản ánh chủ đề Phật giáo, Đạo giáo mà còn phản ánh các đề tài thiên nhiên và sinh hoạt của con người, rất gần gũi với hiện thực.Thạp gốm hoa nâu trang trí hình hoa sen, sóng nước. Đồ gốm hoa nâu thời Trần thường thấy mô tả hoa lá sen theo xu hướng hiện thực: sen dây, sen cành và cả khóm hoa lá sen như trên thạp, chậu, chum, liễn...Mảnh chậu gốm hoa nâu trang trí hoa cúc dây. Hoa cúc, tuy không phổ biến như hoa sen nhưng cũng thấy thể hiện theo kiểu chạm khắc nổi, khắc và tô nâu rồi cả vẽ nâu dưới men trắng ngà.Mảnh chậu gốm hoa nâu trang trí sóng nước. Trang trí gốm hoa nâu có mối liên hệ mật thiết với các dòng gốm men trắng, men ngọc cùng thời, cũng như với các loại hiện vật bằng chất liệu khác như đá, đất nung, gỗ, đồng, vàng...Chân đèn gốm men nâu. Niên đại của đồ gốm hoa nâu chủ yếu thuộc thời Lý – Trần (thế kỷ 11-14), nhưng cũng có một số hiện vật thuộc thời Lê Sơ (thê kỷ 15). Kể từ đây, gốm hoa nâu dần dần được thay thế bởi các dòng gốm khác, đặc biệt là gốm hoa lam. (Bài có sử dụng tư liệu của bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam).Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Một chiếc hũ gốm hoa nâu thời Lý - Trần, niên đại thế kỷ 11-14. Gốm hoa nâu là loại đồ gốm được chế tạo công phu, cốt gốm dày đặn, bề mặt được bao phủ bằng hai loại men chủ yếu là men nâu và men ngà với nhiều cách thức kết hợp khác nhau.
Thạp gốm hoa nâu trang trí hình hoa cúc dây và hình chiến binh thời Trần, thế kỷ 13-14. Loại hình đố gồm hoa nâu rất đa dạng về chúng loại, tập trung vào hai nhóm đồ gia dụng và phục vụ tôn giáo.
Thạp gốm hoa nâu trang trí hình gà và chim chóc thời Trần. Hiện vật thuộc dòng gốm hoa nâu đã được phát hiện gồm các loại ấm, âu, ang, bát, bình, chân đèn, chân đế, chậu, chén, chum, đài, đĩa, hộp, liễn, lọ, loa, mô hình tháp, thạp, ngói, thống, tước, tượng động vật...
Bảo vật quốc gia - thống gốm hoa nâu thời Trần. Một điểm đặc biệt trong dòng gốm hoa nâu là sự xuất hiện nhiều loại hình hiện vật có kích thước lớn như thạp, chum, thống, điếu ít gặp ở các dòng gốm khác cùng thời.
Ấm gốm men nâu thời Trần. Hình thức thể hiện của đồ gốm hoa nâu rất phong phú, có thể là hoa trắng nền nâu, hoa nâu nền trắng, nền men nâu hoa văn khắc chìm để mộc. Men nâu vẽ hoa văn trang trí men xanh dưới men nền trắng ngà, hoặc men nâu toàn bộ...
Thạp gốm hoa nâu triều Trần. Hoa văn trang trí tạo bằng nét khắc chìm và tô nâu trên nền men ngà là đặc điểm nổi bật của bút pháp trang trí gốm hoa nâu. Hoạ tiết trang trí được sắp xếp thành những mảng to trên nền thoáng trở thành phong cách trang trí tiêu biểu.
Mảnh thống gốm hoa nâu trang trí hình cánh sen. Trang trí nổi theo phong cách phù điêu cũng góp phần làm phong phú và tăng thêm tính hoành tráng cho sản phẩm gốm hoa nâu.
Mảnh thạp gốm hoa nâu trang trí cảnh đấu võ thời Trần. Hoa văn trang trí trên đồ gốm hoa nâu không chỉ phản ánh chủ đề Phật giáo, Đạo giáo mà còn phản ánh các đề tài thiên nhiên và sinh hoạt của con người, rất gần gũi với hiện thực.
Thạp gốm hoa nâu trang trí hình hoa sen, sóng nước. Đồ gốm hoa nâu thời Trần thường thấy mô tả hoa lá sen theo xu hướng hiện thực: sen dây, sen cành và cả khóm hoa lá sen như trên thạp, chậu, chum, liễn...
Mảnh chậu gốm hoa nâu trang trí hoa cúc dây. Hoa cúc, tuy không phổ biến như hoa sen nhưng cũng thấy thể hiện theo kiểu chạm khắc nổi, khắc và tô nâu rồi cả vẽ nâu dưới men trắng ngà.
Mảnh chậu gốm hoa nâu trang trí sóng nước. Trang trí gốm hoa nâu có mối liên hệ mật thiết với các dòng gốm men trắng, men ngọc cùng thời, cũng như với các loại hiện vật bằng chất liệu khác như đá, đất nung, gỗ, đồng, vàng...
Chân đèn gốm men nâu. Niên đại của đồ gốm hoa nâu chủ yếu thuộc thời Lý – Trần (thế kỷ 11-14), nhưng cũng có một số hiện vật thuộc thời Lê Sơ (thê kỷ 15). Kể từ đây, gốm hoa nâu dần dần được thay thế bởi các dòng gốm khác, đặc biệt là gốm hoa lam. (Bài có sử dụng tư liệu của bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam).
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.