Hình tượng của Tào Tháo, nhà chính trị nổi tiếng thời Tam Quốc. Ảnh: Taiwainnews
Hai hài cốt còn lại (đều là nữ) thì vẫn chưa được xác định. Một người khoảng 50 tuổi, và người kia chừng 20 tuổi vào thời điểm mất. Đặc biệt, bộ hài cốt của người phụ nữ trẻ này cũng không còn nguyên vẹn.
Các nhà nghiên cứu dự đoán, người phụ nữ già hơn là Biện phu nhân (hay Vũ Tuyên hoàng hậu). Còn người phụ nữ trẻ chính là Lưu phu nhân, mẹ của Tào Ngang. Tuy nhiên, hai bộ hài cốt này vẫn còn gây nhiều tranh cãi, vì Biện phu nhân lúc mất cũng đã ngoài 70 tuổi (theo Tam Quốc chí).
Ngụy Vũ Vương Tào Tháo được chôn cất ở huyệt mộ chính, lớn nhất trong ngôi mộ gần 2.000 năm tuổi. Qua quá trình kiểm tra, các nhà khảo cổ cho biết bộ hài cốt người đàn ông trong mộ khoảng 60 tuổi. Đây là con số khá tương đồng với độ tuổi của Tào Tháo khi ông qua đời.
Hài cốt của một người đàn ông trong độ tuổi 60 được tìm thấy bên trong hầm mộ bề thế - Ảnh chụp màn hình SCMP
Ngoài ra, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy một ngôi mộ cạnh nơi yên nghỉ của Tào Tháo, nhưng bên trong chỉ có quần áo giáp và không có hài cốt người.
Các chuyên gia cho rằng ngôi mộ này có thể được xây cất dành cho Tào Ngang - người anh cùng cha khác mẹ với Tào Phi. Tào Ngang chết trong một trận chiến, nhưng để tưởng nhớ người anh trai, Tào Phi đã cho chôn cất những bộ quần áo.
Sử sách ghi lại rằng Tào Tháo trước khi chết đã căn dặn con trai không được xây lăng mộ cho ông. Tuy nhiên, theo ông Zhou Ligang - một nhà khảo cổ thuộc dự án tìm kiếm lăng mộ Tào Tháo, những gì khai quật được cho thấy Tào Phi - con trai ông đã không nghe lời cha và xây dựng một khu lăng mộ vô cùng hoành tráng để tôn thờ và tỏ lòng hiếu kính với phụ vương.
Các chuyên gia suy đoán lo sợ khu lăng mộ có thể trở thành mục tiêu phá hoại của những kẻ bất kính hoặc cướp, Tào Phi đã cho san phẳng những công trình nổi trên mặt đất. Lý giải cho điều này dựa trên việc không có bất kỳ mảnh vỡ lớn nào được tìm thấy tại khu lăng mộ.