Kaze No Denwa ( Bốt điện thoại Gió) nằm ở ngoại ô thị trấn Otsuchi, Nhật Bản nổi tiếng thế giới bởi mục đích hoạt động của nó. Nguyên do là vì bốt điện thoại này được dùng để người còn sống gọi cho người chết.Cụ thể, bốt điện thoại ốp kính, sơn màu trắng được ông Itaru Sasaki, 72 tuổi, xây dựng trong một khu vườn của gia đình.Ông Sasaki quyết định xây dựng bốt điện thoại trên đồi cao và ngắt kết nối để chỉ có thể giao tiếp một chiều sau cái chết của người em trai.Sau khi hoàn thành, ông Sasaki thường đến bốt điện thoại trên và gọi điện cho người em đã mất để vơi bớt nỗi buồn. Ông tin rằng, những lời nói của bản thân sẽ được gió chuyển tới người thân đã mất.Năm 2011, trận động đất, sóng thần mạnh xảy ra và ảnh hưởng lớn đến một số khu vực ở Nhật Bản. Trong đó, Otsuchi bị thiệt hại khá nặng nề khi có hơn 1.200 người thiệt mạng hoặc mất tích.Sau thảm kịch tồi tệ trên, ông Sasaki mở cửa bốt điện thoại Gió để những người mất người thân có thể gọi điện trò chuyện với người thân chết trong thảm họa.Dù chiếc điện thoại chỉ có thể giao tiếp một chiều (số của người mất không còn dùng nữa) nhưng có ít nhất 25.000 người đến Otsuchi và sử dụng nó để gọi cho người thân đã qua đời để xoa dịu nỗi đau.Một số người chia sẻ rằng, thông qua những cuộc gọi đặc biệt trên, bản thân cảm thấy vơi bớt nỗi buồn và nhẹ lòng hơn vì có thể nói những điều chưa kịp nói với người thân đã mất.Thêm nữa, những người sử dụng bốt điện thoại của ông Sasaki còn cảm thấy như người thân đã mất ở đầu dây bên kia lắng nghe cuộc trò chuyện. Vì vậy, người thân có thể tiếp tục cuộc sống sau khi trải qua nỗi đau mất người thân.Video: Học sinh làm bài thi học kỳ trên điện thoại, máy tính tại TP.HCM (nguồn: VTV1)
Kaze No Denwa ( Bốt điện thoại Gió) nằm ở ngoại ô thị trấn Otsuchi, Nhật Bản nổi tiếng thế giới bởi mục đích hoạt động của nó. Nguyên do là vì bốt điện thoại này được dùng để người còn sống gọi cho người chết.
Cụ thể, bốt điện thoại ốp kính, sơn màu trắng được ông Itaru Sasaki, 72 tuổi, xây dựng trong một khu vườn của gia đình.
Ông Sasaki quyết định xây dựng bốt điện thoại trên đồi cao và ngắt kết nối để chỉ có thể giao tiếp một chiều sau cái chết của người em trai.
Sau khi hoàn thành, ông Sasaki thường đến bốt điện thoại trên và gọi điện cho người em đã mất để vơi bớt nỗi buồn. Ông tin rằng, những lời nói của bản thân sẽ được gió chuyển tới người thân đã mất.
Năm 2011, trận động đất, sóng thần mạnh xảy ra và ảnh hưởng lớn đến một số khu vực ở Nhật Bản. Trong đó, Otsuchi bị thiệt hại khá nặng nề khi có hơn 1.200 người thiệt mạng hoặc mất tích.
Sau thảm kịch tồi tệ trên, ông Sasaki mở cửa bốt điện thoại Gió để những người mất người thân có thể gọi điện trò chuyện với người thân chết trong thảm họa.
Dù chiếc điện thoại chỉ có thể giao tiếp một chiều (số của người mất không còn dùng nữa) nhưng có ít nhất 25.000 người đến Otsuchi và sử dụng nó để gọi cho người thân đã qua đời để xoa dịu nỗi đau.
Một số người chia sẻ rằng, thông qua những cuộc gọi đặc biệt trên, bản thân cảm thấy vơi bớt nỗi buồn và nhẹ lòng hơn vì có thể nói những điều chưa kịp nói với người thân đã mất.
Thêm nữa, những người sử dụng bốt điện thoại của ông Sasaki còn cảm thấy như người thân đã mất ở đầu dây bên kia lắng nghe cuộc trò chuyện. Vì vậy, người thân có thể tiếp tục cuộc sống sau khi trải qua nỗi đau mất người thân.
Video: Học sinh làm bài thi học kỳ trên điện thoại, máy tính tại TP.HCM (nguồn: VTV1)