Giấc mơ là gì?
Giấc mơ là những câu chuyện và hình ảnh mà tâm trí chúng ta tạo ra trong khi ngủ.
Mỗi người trên hành tinh này trải qua ít nhất 3 đến 6 giấc mơ mỗi đêm, với mỗi giấc mơ kéo dài khoảng 5 đến 20 phút. Những giấc mơ có thể kỳ quái, lãng mạn, bất thường, liên quan tới tình dục hoặc trong một số trường hợp, chỉ đơn giản là đáng sợ - chúng được gọi là “ác mộng”.
Tại sao chúng ta mơ?
Sigmund Freud, một trong những cha đẻ của tâm lý học hiện đại, tin rằng giấc mơ là một cách để tâm trí giải phóng những suy nghĩ và cảm xúc bị kìm nén.
Tuy nhiên, ngày nay, các nhà nghiên cứu đang bị chia rẽ về quan điểm. Một số cho rằng giấc mơ không có ý nghĩa gì, trong khi những người khác tin rằng đó là quá trình tiềm thức của não để giải phóng cảm xúc hoặc chấn thương tinh thần.
|
Căng thẳng, lo lắng, chấn thương, thiếu ngủ, sử dụng một số loại thuốc, lạm dụng thuốc, sách và phim kinh dị cũng có thể gây ra ác mộng. |
Đặc biệt, ác mộng là một chủ đề khiến các nhà khoa học bối rối, vì chúng không chỉ rất khó hiểu mà còn khá đau khổ.
Tại sao chúng ta gặp ác mộng?
Thật khó để nói dứt khoát tại sao mọi người lại gặp ác mộng, mặc dù chúng ta biết rằng chúng thường xảy ra nhất khi ngủ chuyển động mắt nhanh (REM).
Mặc dù các nhà khoa học không thể xác định chính xác nguyên nhân, nhưng họ có thể liên kết một số yếu tố làm tăng khả năng có những giấc mơ đáng sợ.
Những tác nhân gây ra ác mộng bao gồm căng thẳng, lo lắng, chấn thương, thiếu ngủ, dùng một số loại thuốc, lạm dụng thuốc, đọc nhiều sách hoặc xem những bộ phim đáng sợ.
Trong một số trường hợp, một người có thể có những cơn ác mộng thường xuyên đến mức họ được chẩn đoán là mắc chứng “rối loạn ác mộng”.
Làm thế nào tôi có thể ngừng gặp ác mộng?
Theo như các nhà khoa học, không thể loại bỏ hoàn toàn những cơn ác mộng.
Tuy nhiên, có một số cách để điều trị những giấc mơ tùy thuộc vào nguyên nhân giả định, theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard.
“Đầu tiên, phải xác định được nguyên nhân gây ra căng thẳng, nếu có. Các nhà nghiên cứu giải thích: Nếu một tác nhân gây căng thẳng được xác định, cần phải tìm ra những cách hiệu quả để quản lý nó”.
“Đối với những cơn ác mộng do thuốc gây ra, có thể cần phải thay đổi liều lượng hoặc sử dụng các loại thuốc khác nhau”.
Và một số nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người gặp ác mộng có thể tự giảm bớt sự khó chịu bằng cách thay đổi tư thế ngủ.
Cụ thể, phó giáo sư tại Đại học Yan Hong Kong, Tiến sĩ Calvin Kai-Ching Yu, phát hiện ra rằng những người nằm ngửa khi ngủ sẽ gặp ác mộng nhiều hơn và khó nhớ giấc mơ của mình hơn.
“Các tư thế ngủ khác nhau có thể tạo ra áp lực lên các bộ phận khác nhau của cơ thể, và cảm giác cơ thể có thể là nguồn gốc của các giấc mơ”, ông Yu nói.
Nên ngủ trong tư thế nào?
Bạn nên ngủ ở tư thế bạn cảm thấy thoải mái nhất để không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Tuy nhiên, một nghiên cứu do Tiến sĩ Mehmet Yucel Agargun tại Đại học YuZunCu Yil dẫn đầu đã phát hiện ra rằng những người ngủ nghiêng về bên phải có những giấc mơ an toàn và nhẹ nhõm hơn.
Trong khi đó, ngủ nghiêng về bên trái có thể gây ra những cảm xúc mãnh liệt và cảm giác bất an. Nếu bạn là người thích nằm úp, bạn có thể nhận thấy mình hay có những giấc mơ về tình dục hơn.
Những ác mộng phổ biến nhất
Mặc dù ác mộng không phải là điều thú vị gì nhưng điều an ủi là cũng có rất nhiều người giống như bạn
Một nghiên cứu khảo sát 2.000 người đã phát hiện ra rằng cơn ác mộng phổ biến nhất là bị ngã, phổ biến thứ nhì là việc bị đuổi sát nút, tiếp theo là cái chết, thứ tư là cảm thấy lạc lõng.
Đứng ở vị trí thứ năm và thứ sáu là cảm thấy bị mắc kẹt và bị tấn công.
Theo sau đó là mơ thấy mình bỏ lỡ một sự kiện quan trọng, thức dậy muộn, người thân ra đi và chấn thương liên tục.