Trong cuộc khai quật tại hang Tina Jama ở Italy, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một con dao găm bằng đồng có niên đại khoảng 4.000 tuổi và các mảnh hộp sọ người."Khoảnh khắc chúng tôi phát hiện con dao găm thật khó quên", nhà khảo cổ học Federico Bernardini tại Đại học Ca' Foscari ở Venice cho biết.Việc chôn cất trong hang động hoặc hầm đá khá phổ biến ở khu vực này từ 4.500 - 4.000 năm trước, trong thời kỳ từ năm 2750 trước Công nguyên đến năm 950 trước Công nguyên.Theo ông Bernardini, việc phát hiện ra con dao găm là điều bất ngờ vì những phát hiện hiếm hoi như vậy trong giai đoạn lịch sử này thường ở những nơi thờ cúng.Con dao găm là một trong số nhiều hiện vật được khai quật trong hang Tina Jama. Thông qua xác định niên đại của con dao găm và những cổ vật đó, giới nghiên cứu đã xác nhận việc các nhóm người khác nhau đã sinh sống trong hang động vào nhiều thời điểm khác nhau từ khoảng 9.000 đến 4.000 năm trước.Nhà khảo cổ học Bernardini cho biết: "Các cuộc điều tra đang được tiến hành, cho phép chúng tôi thu thập dữ liệu có giá trị để tái hiện lại thời tiền sử của khu vực này".Ông Bernardini cho biết các nhà khảo cổ học đang "áp dụng một phương pháp tiếp cận nghiêm ngặt" trong khi khai quật hang động, bao gồm việc sử dụng "phép đo ảnh cấu trúc từ chuyển động" để tạo ra bản đồ 3D ảo từ hình ảnh hai chiều. Ngoài ra, họ sàng lọc cẩn thận đất bằng lưới 1mm để thu thập được càng nhiều hiện vật càng tốt.Nhóm chuyên gia cho rằng, những phát hiện trên cho thấy hang động này có thể từng được sử dụng để chôn cất người chết."Các mảnh hộp sọ chỉ ra rằng, hang động từng được sử dụng làm nơi chôn cất vào một số thời điểm nhất định mặc dù chúng ta cần phải chờ phương pháp xác định niên đại bằng carbon phóng xạ để hiểu rõ hơn về niên đại của nó", ông Bernardini cho hay.Cuộc khai quật của các chuyên gia cũng phát hiện một "lò sưởi" ở bên trong hang động. Họ cố gắng giải mã những nền văn hóa cổ xưa nào từng hiện diện tại nơi này.Mời độc giả xem video: Phát hiện hang động muối dài nhất thế giới. Nguồn: THĐT1.
Trong cuộc khai quật tại hang Tina Jama ở Italy, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một con dao găm bằng đồng có niên đại khoảng 4.000 tuổi và các mảnh hộp sọ người.
"Khoảnh khắc chúng tôi phát hiện con dao găm thật khó quên", nhà khảo cổ học Federico Bernardini tại Đại học Ca' Foscari ở Venice cho biết.
Việc chôn cất trong hang động hoặc hầm đá khá phổ biến ở khu vực này từ 4.500 - 4.000 năm trước, trong thời kỳ từ năm 2750 trước Công nguyên đến năm 950 trước Công nguyên.
Theo ông Bernardini, việc phát hiện ra con dao găm là điều bất ngờ vì những phát hiện hiếm hoi như vậy trong giai đoạn lịch sử này thường ở những nơi thờ cúng.
Con dao găm là một trong số nhiều hiện vật được khai quật trong hang Tina Jama. Thông qua xác định niên đại của con dao găm và những cổ vật đó, giới nghiên cứu đã xác nhận việc các nhóm người khác nhau đã sinh sống trong hang động vào nhiều thời điểm khác nhau từ khoảng 9.000 đến 4.000 năm trước.
Nhà khảo cổ học Bernardini cho biết: "Các cuộc điều tra đang được tiến hành, cho phép chúng tôi thu thập dữ liệu có giá trị để tái hiện lại thời tiền sử của khu vực này".
Ông Bernardini cho biết các nhà khảo cổ học đang "áp dụng một phương pháp tiếp cận nghiêm ngặt" trong khi khai quật hang động, bao gồm việc sử dụng "phép đo ảnh cấu trúc từ chuyển động" để tạo ra bản đồ 3D ảo từ hình ảnh hai chiều. Ngoài ra, họ sàng lọc cẩn thận đất bằng lưới 1mm để thu thập được càng nhiều hiện vật càng tốt.
Nhóm chuyên gia cho rằng, những phát hiện trên cho thấy hang động này có thể từng được sử dụng để chôn cất người chết.
"Các mảnh hộp sọ chỉ ra rằng, hang động từng được sử dụng làm nơi chôn cất vào một số thời điểm nhất định mặc dù chúng ta cần phải chờ phương pháp xác định niên đại bằng carbon phóng xạ để hiểu rõ hơn về niên đại của nó", ông Bernardini cho hay.
Cuộc khai quật của các chuyên gia cũng phát hiện một "lò sưởi" ở bên trong hang động. Họ cố gắng giải mã những nền văn hóa cổ xưa nào từng hiện diện tại nơi này.
Mời độc giả xem video: Phát hiện hang động muối dài nhất thế giới. Nguồn: THĐT1.