Bé 8 tuổi tên Elise đã bất ngờ nhặt được con dao găm thời tiền sử khi chơi ở khu vực gần trường học ở Vestland, Na Uy.Ban đầu, bé gái này cho rằng đó chỉ là một viên đá bình thường. Tuy nhiên, về sau, Elise quyết định mang nó về và đưa cho cô giáo Karen Drange kiểm tra.Theo đó, nữ giáo viên Karen Drange nhận thấy viên đá trông khá cổ. Để chắc chắn, cô liên hệ với hội đồng quận Vestland và các nhà khảo cổ học tại địa phương đến kiểm tra viên đá mà Elise nhặt được.Sau khi thực hiện các kiểm tra, các chuyên gia nhận định viên đá mà Elise tìm thấy thực chất là một con dao găm được tạo ra cách đây khoảng 3.700 năm.Con dao găm có niên đại vào thời Đồ đá này có chiều dài 12 cm và có màu nâu xám.Các nhà nghiên cứu cho hay con dao găm này được chế tác từ một loại đá trầm tích cứng, không có nguồn gốc tại Na Uy.Từ đây, các nhà nghiên cứu suy đoán con dao găm trên có thể có nguồn gốc từ khu vực Biển Bắc ở Đan Mạch.Dựa trên hình dáng của con dao găm, các nhà nghiên cứu cho rằng, người tiền sử đã tạo ra các công cụ bằng đá dùng trong sinh hoạt hàng ngày và các nghi lễ.Các chuyên gia cho hay sẽ nghiên cứu sâu hơn con dao găm trên với hy vọng có thể vén màn bí ẩn về cuộc sống của con người thời Đồ đá.Trong thời kỳ đồ đá ở Na Uy, người dân sống chủ yếu dựa vào săn bắn, thu thập và câu cá để kiếm sống.Họ chủ yếu sinh sống ở vùng ven biển và sông ngòi, sử dụng các công cụ đá đơn giản như cây dài và búa đá để săn bắt và chế tạo đồ đạc hàng ngày. Đồ đá và xương động vật cũng được sử dụng để tạo ra các công cụ và vũ khí.>>>Xem thêm video: Sống trong hang như thời đồ đá vì dị ứng sóng điện từ.
Bé 8 tuổi tên Elise đã bất ngờ nhặt được con dao găm thời tiền sử khi chơi ở khu vực gần trường học ở Vestland, Na Uy.
Ban đầu, bé gái này cho rằng đó chỉ là một viên đá bình thường. Tuy nhiên, về sau, Elise quyết định mang nó về và đưa cho cô giáo Karen Drange kiểm tra.
Theo đó, nữ giáo viên Karen Drange nhận thấy viên đá trông khá cổ. Để chắc chắn, cô liên hệ với hội đồng quận Vestland và các nhà khảo cổ học tại địa phương đến kiểm tra viên đá mà Elise nhặt được.
Sau khi thực hiện các kiểm tra, các chuyên gia nhận định viên đá mà Elise tìm thấy thực chất là một con dao găm được tạo ra cách đây khoảng 3.700 năm.
Con dao găm có niên đại vào thời Đồ đá này có chiều dài 12 cm và có màu nâu xám.
Các nhà nghiên cứu cho hay con dao găm này được chế tác từ một loại đá trầm tích cứng, không có nguồn gốc tại Na Uy.
Từ đây, các nhà nghiên cứu suy đoán con dao găm trên có thể có nguồn gốc từ khu vực Biển Bắc ở Đan Mạch.
Dựa trên hình dáng của con dao găm, các nhà nghiên cứu cho rằng, người tiền sử đã tạo ra các công cụ bằng đá dùng trong sinh hoạt hàng ngày và các nghi lễ.
Các chuyên gia cho hay sẽ nghiên cứu sâu hơn con dao găm trên với hy vọng có thể vén màn bí ẩn về cuộc sống của con người thời Đồ đá.
Trong thời kỳ đồ đá ở Na Uy, người dân sống chủ yếu dựa vào săn bắn, thu thập và câu cá để kiếm sống.
Họ chủ yếu sinh sống ở vùng ven biển và sông ngòi, sử dụng các công cụ đá đơn giản như cây dài và búa đá để săn bắt và chế tạo đồ đạc hàng ngày. Đồ đá và xương động vật cũng được sử dụng để tạo ra các công cụ và vũ khí.