Mới đây, giáo sư Martin Kemp cho biết được mời đến Arab Saudi để kiểm tra bức hoạ Salvator Mundi của Leonardo da Vinci, cùng sự tham gia của cơ quan an ninh.Martin Kemp là tác giả cuốn Living with Leonardo, giáo sư danh dự ngành Lịch sử nghệ thuật tại Đại học Oxford. Ông đóng vai trò quan trọng trong việc xác nhận bức tranh là của Leonardo trước khi nó được đưa ra đấu giá.Tin tức làm dấy lên hy vọng về sự xuất hiện trở lại của Salvator Mundi. Sau phiên đấu giá lịch sử đưa tranh trở thành bức tranh đắt nhất thế giới năm 2017, tác phẩm "biến mất" một cách bí ẩn.Trước đó, sau khi mua tác phẩm năm 2017, Hoàng tử Bader của Ả rập Xê út - cũng thông báo trưng bày tại Bảo tàng Abu Dhabi. Tuy nhiên, bức tranh không xuất hiện, bảo tàng thông báo hoãn sự kiện vô thời hạn. Tờ New York Time dẫn lời các nhân viên nơi đây nói "không thể xác định vị trí hiện tại của bức họa nổi tiếng".Theo điều tra của tờ Times, bức Chúa cứu thế từng được mang tới thành phố Zurich, Thụy Sĩ vào mùa thu năm 2018 để giám định bởi một công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, hoạt động này bị hủy không lý do. Tung tích của bức họa trở nên bí ẩn kể từ đó.Dianne Modestini, Giáo sư Mỹ thuật tại Đại học New York, chia sẻ: "Việc giấu đi một kiệt tác như vậy thật không công bằng với những người yêu nghệ thuật trên toàn thế giới". Bà từng được giao trọng trách phục chế bức tranh trước khi đem đi bán đấu giá.Chúa cứu thế được vẽ khoảng thế kỷ 16, cùng thời với Mona Lisa. Bức tranh từng thuộc bộ sưu tập của Vua Charles đệ Nhất nước Anh. Sau nhiều biến cố lịch sử, bức họa xuất hiện trở lại ở thế kỷ 19 tại Anh, trong tình trạng hư hỏng nặng. Năm 2017, Hoàng tử Bader mua với giá kỷ lục 450 triệu USD.Salvator Mundi từng bị thất lạc hàng thế kỷ, qua tay nhiều người. Trong phim tài liệu The Lost Leonardo, doanh nhân Robert Simon cho biết khi mua tác phẩm vào năm 2005, ông biết tranh có hàng chục bản sao được treo tại các bảo tàng trên thế giới, còn bản gốc thì không rõ tung tích.Một nguồn tin thân cận với Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan cho biết Simon đã mang tranh tới bảo tàng vào năm 2006 để nhờ kiểm tra. Khi đó, tranh ở bị hư hỏng nặng, bị sơn phủ nhiều lớp. Sau đó, tranh được Dianne Dwyer Modestini - nhà phục chế nghệ thuật, giáo sư tại Đại học New York - phục chế.Trên Artnews năm 2011, Robert Simon khẳng định sau nhiều nghiên cứu và kiểm tra từ chữ ký, chất liệu, phong cách vẽ, các nhà chuyên môn đã đi đến đồng thuận rằng bức Salvator Mundi đó là bản gốc do Leonardo da Vinci vẽ.Năm 2011, tranh được giới thiệu tại Phòng trưng bày Quốc gia ở London. Trước triển lãm, giám đốc Nicholas Penny đã mời bốn chuyên gia về Leonardo đến thưởng thức. Tất cả đều nhận định đây là kiệt tác của danh họa. Trên Artinfo, Martin Kemp - một trong những người có mặt khi đó - cho biết ngay khi nhìn thấy tranh, ông đã xác định đó là bản gốc của danh họa. "Leonardo đã hiện diện ở đó. Bức tranh có một sự huyền bí lạ lùng", ông nói.Trong khi nhiều người cho rằng đây không phải là tranh của danh họa. Bảo tàng Prado ở Tây Ban Nha tuyên bố tranh do học trò của Leonardo vẽ, ông chỉ giám sát thực hiện. Michael Daley - Giám đốc của ArtWatchUK - cho rằng không có bằng chứng chứng minh họa sĩ từng tham gia vào việc vẽ về đề tài Salvator Mundi. Một số tin đồn cho rằng Salvator Mundi đã bị phá hủy và không còn tồn tại trên đời.>>>Xem thêm video: Những tượng đá gây tranh cãi trong di tích lịch sử quốc gia (Nguồn: VTV24).
Mới đây, giáo sư Martin Kemp cho biết được mời đến Arab Saudi để kiểm tra bức hoạ Salvator Mundi của Leonardo da Vinci, cùng sự tham gia của cơ quan an ninh.
Martin Kemp là tác giả cuốn Living with Leonardo, giáo sư danh dự ngành Lịch sử nghệ thuật tại Đại học Oxford. Ông đóng vai trò quan trọng trong việc xác nhận bức tranh là của Leonardo trước khi nó được đưa ra đấu giá.
Tin tức làm dấy lên hy vọng về sự xuất hiện trở lại của Salvator Mundi. Sau phiên đấu giá lịch sử đưa tranh trở thành bức tranh đắt nhất thế giới năm 2017, tác phẩm "biến mất" một cách bí ẩn.
Trước đó, sau khi mua tác phẩm năm 2017, Hoàng tử Bader của Ả rập Xê út - cũng thông báo trưng bày tại Bảo tàng Abu Dhabi. Tuy nhiên, bức tranh không xuất hiện, bảo tàng thông báo hoãn sự kiện vô thời hạn. Tờ New York Time dẫn lời các nhân viên nơi đây nói "không thể xác định vị trí hiện tại của bức họa nổi tiếng".
Theo điều tra của tờ Times, bức Chúa cứu thế từng được mang tới thành phố Zurich, Thụy Sĩ vào mùa thu năm 2018 để giám định bởi một công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, hoạt động này bị hủy không lý do. Tung tích của bức họa trở nên bí ẩn kể từ đó.
Dianne Modestini, Giáo sư Mỹ thuật tại Đại học New York, chia sẻ: "Việc giấu đi một kiệt tác như vậy thật không công bằng với những người yêu nghệ thuật trên toàn thế giới". Bà từng được giao trọng trách phục chế bức tranh trước khi đem đi bán đấu giá.
Chúa cứu thế được vẽ khoảng thế kỷ 16, cùng thời với Mona Lisa. Bức tranh từng thuộc bộ sưu tập của Vua Charles đệ Nhất nước Anh. Sau nhiều biến cố lịch sử, bức họa xuất hiện trở lại ở thế kỷ 19 tại Anh, trong tình trạng hư hỏng nặng. Năm 2017, Hoàng tử Bader mua với giá kỷ lục 450 triệu USD.
Salvator Mundi từng bị thất lạc hàng thế kỷ, qua tay nhiều người. Trong phim tài liệu The Lost Leonardo, doanh nhân Robert Simon cho biết khi mua tác phẩm vào năm 2005, ông biết tranh có hàng chục bản sao được treo tại các bảo tàng trên thế giới, còn bản gốc thì không rõ tung tích.
Một nguồn tin thân cận với Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan cho biết Simon đã mang tranh tới bảo tàng vào năm 2006 để nhờ kiểm tra. Khi đó, tranh ở bị hư hỏng nặng, bị sơn phủ nhiều lớp. Sau đó, tranh được Dianne Dwyer Modestini - nhà phục chế nghệ thuật, giáo sư tại Đại học New York - phục chế.
Trên Artnews năm 2011, Robert Simon khẳng định sau nhiều nghiên cứu và kiểm tra từ chữ ký, chất liệu, phong cách vẽ, các nhà chuyên môn đã đi đến đồng thuận rằng bức Salvator Mundi đó là bản gốc do Leonardo da Vinci vẽ.
Năm 2011, tranh được giới thiệu tại Phòng trưng bày Quốc gia ở London. Trước triển lãm, giám đốc Nicholas Penny đã mời bốn chuyên gia về Leonardo đến thưởng thức. Tất cả đều nhận định đây là kiệt tác của danh họa. Trên Artinfo, Martin Kemp - một trong những người có mặt khi đó - cho biết ngay khi nhìn thấy tranh, ông đã xác định đó là bản gốc của danh họa. "Leonardo đã hiện diện ở đó. Bức tranh có một sự huyền bí lạ lùng", ông nói.
Trong khi nhiều người cho rằng đây không phải là tranh của danh họa. Bảo tàng Prado ở Tây Ban Nha tuyên bố tranh do học trò của Leonardo vẽ, ông chỉ giám sát thực hiện. Michael Daley - Giám đốc của ArtWatchUK - cho rằng không có bằng chứng chứng minh họa sĩ từng tham gia vào việc vẽ về đề tài Salvator Mundi. Một số tin đồn cho rằng Salvator Mundi đã bị phá hủy và không còn tồn tại trên đời.
>>>Xem thêm video: Những tượng đá gây tranh cãi trong di tích lịch sử quốc gia (Nguồn: VTV24).