Được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bức tranh - bình phong Dọc mùng (hay Phong cảnh) của họa sĩ Nguyên Gia Trí được giới chuyên môn cũng như giới sưu tập đánh giá là tác phẩm sơn mài đẹp nhất Việt Nam.Đây là một bức tranh sơn mài khổ lớn trình bày theo kiểu bình phong, gồm 8 tấm gỗ ghép lại bằng các bản lề. Chất liệu vẽ là sơn đỏ son, sơn then, vàng, bạc, vỏ trứng và sơn cánh gián.Tác phẩm gồm hai mặt, mặt trước là hình ảnh một khu vườn với tâm điểm là những cây dọc mùng, loài cây mọc phổ biến ở các vùng quê Việt Nam.Màu sắc lá dọc mùng được thể hiện bằng vỏ trứng thô ráp, các đường gân là sơn ta đỏ rực.Ngoài dọc mùng, các loài cây thân thuộc khác cũng xuất hiện, như cây chuối với những chiếc lá to bản...Cây tre với tán lá mềm mại như đang đung đưa trước gió.Những cánh chim dập dờn khiến khung cảnh trở nên vô cùng sinh động.Có thể nói, mặt trước của bức bình phong đã tái hiện chân thực khung cảnh ở một khu vườn nông thôn Việt Nam với những đường nét mộc mạc, khỏe khoắn và rất gần gũi với tâm hồn Việt.Mặt sau bình phong thể hiện hình ảnh các thiếu nữ trong vườn hoa muôn sắc màu vào một ngày đẹp trời, có nắng vàng và những đám mây điểm xuyết...Trong tranh, các cô gái được thể hiện với nhiều dáng vẻ sinh động, và dường như được chia ra làm ba nhóm tuổi.Bên phải bức tranh là các bé gái tuổi thiếu nhi, vui đùa, chạy nhảy rất hồn nhiên.Trên tay một bé gái cầm cành hoa đỏ.Ở giữa tranh là những người phụ nữ đã trưởng thành vấn tóc chỉn chu, khoan thai ngồi trên thảm cỏ.Bên một người phụ nữ có bình trà và bộ chén bốn chiếc đặt trên khay.Bên trái là ba cô gái tóc xõa, mang dáng vẻ đầy đặn, tươi sáng của tuổi đôi mươi.Theo một số nhà nghiên cứu, hình ảnh ba cô gái đứng cạnh nhau trong tranh Nguyễn Gia Trí mang ảnh hưởng mô típ “ba cô” của danh họa của Botticelli.Nhưng sự khác biệt thể hiện ở vẻ mông lung hư ảo, tạo cảm giác như các cô là những nàng tiên giáng trần.Hình ảnh những người phụ nữ được đặt trong bối cảnh của một mảnh vườn với những khóm chuối, bụi hoa hồng, hoa tú cầu… là khung cảnh có thể bắt gặp ở bất cứ vùng quê nào của Việt Nam.Có thể nói, hình ảnh con người và cảnh vật trong bức tranh đã có sự kết hợp hoàn hảo, tạo nên một tuyệt phẩm tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt.Xét về tổng thể, bức tranh – bình phong Dọc mùng vừa mang một vẻ đẹp lộng lẫy, vừa có chiều sâu bí ẩn. Được thực hiện năm 1939, tác phẩm đánh dấu sự khởi đầu cho khuynh hướng sáng tác đưa sơn mài vào nghệ thuật của Nguyễn Gia Trí những năm sau này.Với ý nghĩa đó, tác phẩm cũng có thể được coi.là một dấu mốc của việc đưa kĩ thuật sơn mài lên đỉnh cao, khẳng định tầm quan trọng của chất liệu hội họa này trong nền mỹ thuật Việt Nam.Vào năm 2017, bình phong Dọc mùng đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam. Đây cũng là bức bình phong duy nhất được công nhận là Bảo vật quốc gia tính đến nay.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.
Được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bức tranh - bình phong Dọc mùng (hay Phong cảnh) của họa sĩ Nguyên Gia Trí được giới chuyên môn cũng như giới sưu tập đánh giá là tác phẩm sơn mài đẹp nhất Việt Nam.
Đây là một bức tranh sơn mài khổ lớn trình bày theo kiểu bình phong, gồm 8 tấm gỗ ghép lại bằng các bản lề. Chất liệu vẽ là sơn đỏ son, sơn then, vàng, bạc, vỏ trứng và sơn cánh gián.
Tác phẩm gồm hai mặt, mặt trước là hình ảnh một khu vườn với tâm điểm là những cây dọc mùng, loài cây mọc phổ biến ở các vùng quê Việt Nam.
Màu sắc lá dọc mùng được thể hiện bằng vỏ trứng thô ráp, các đường gân là sơn ta đỏ rực.
Ngoài dọc mùng, các loài cây thân thuộc khác cũng xuất hiện, như cây chuối với những chiếc lá to bản...
Cây tre với tán lá mềm mại như đang đung đưa trước gió.
Những cánh chim dập dờn khiến khung cảnh trở nên vô cùng sinh động.
Có thể nói, mặt trước của bức bình phong đã tái hiện chân thực khung cảnh ở một khu vườn nông thôn Việt Nam với những đường nét mộc mạc, khỏe khoắn và rất gần gũi với tâm hồn Việt.
Mặt sau bình phong thể hiện hình ảnh các thiếu nữ trong vườn hoa muôn sắc màu vào một ngày đẹp trời, có nắng vàng và những đám mây điểm xuyết...
Trong tranh, các cô gái được thể hiện với nhiều dáng vẻ sinh động, và dường như được chia ra làm ba nhóm tuổi.
Bên phải bức tranh là các bé gái tuổi thiếu nhi, vui đùa, chạy nhảy rất hồn nhiên.
Trên tay một bé gái cầm cành hoa đỏ.
Ở giữa tranh là những người phụ nữ đã trưởng thành vấn tóc chỉn chu, khoan thai ngồi trên thảm cỏ.
Bên một người phụ nữ có bình trà và bộ chén bốn chiếc đặt trên khay.
Bên trái là ba cô gái tóc xõa, mang dáng vẻ đầy đặn, tươi sáng của tuổi đôi mươi.
Theo một số nhà nghiên cứu, hình ảnh ba cô gái đứng cạnh nhau trong tranh Nguyễn Gia Trí mang ảnh hưởng mô típ “ba cô” của danh họa của Botticelli.
Nhưng sự khác biệt thể hiện ở vẻ mông lung hư ảo, tạo cảm giác như các cô là những nàng tiên giáng trần.
Hình ảnh những người phụ nữ được đặt trong bối cảnh của một mảnh vườn với những khóm chuối, bụi hoa hồng, hoa tú cầu… là khung cảnh có thể bắt gặp ở bất cứ vùng quê nào của Việt Nam.
Có thể nói, hình ảnh con người và cảnh vật trong bức tranh đã có sự kết hợp hoàn hảo, tạo nên một tuyệt phẩm tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt.
Xét về tổng thể, bức tranh – bình phong Dọc mùng vừa mang một vẻ đẹp lộng lẫy, vừa có chiều sâu bí ẩn. Được thực hiện năm 1939, tác phẩm đánh dấu sự khởi đầu cho khuynh hướng sáng tác đưa sơn mài vào nghệ thuật của Nguyễn Gia Trí những năm sau này.
Với ý nghĩa đó, tác phẩm cũng có thể được coi.là một dấu mốc của việc đưa kĩ thuật sơn mài lên đỉnh cao, khẳng định tầm quan trọng của chất liệu hội họa này trong nền mỹ thuật Việt Nam.
Vào năm 2017, bình phong Dọc mùng đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam. Đây cũng là bức bình phong duy nhất được công nhận là Bảo vật quốc gia tính đến nay.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.