Người Vadi ở Ấn Độ nổi tiếng thế giới bởi kỹ năng nuôi và thuần phục rắn hổ mang. Những con rắn độc là nỗi kinh hoàng của nhiều người, trở nên hiền lành, biết nghe lời khi sống chung với người dân của bộ tộc này.Để làm cho những con rắn hổ mang hung dữ nghe lời, người Vadi sử dụng kỹ thuật thôi miên bằng những tiếng kèn. Khi bị thôi miên, rắn hổ mang sẽ dựng đứng, phồng má, lắc lư theo nhạc điệu của “nghệ sĩ”.Người Vadi tiếp xúc rắn ngay từ khi còn nhỏ. Ở đây, mọi đứa trẻ đều phải học để trở thành người thôi miên rắn trong suốt 10 năm. Các bé trai học cách biểu diễn với con rắn cùng cây kèn của mình, bé gái được dạy cách chăm sóc và nuôi dưỡng chúng. Đến năm 12 tuổi, những đứa trẻ có thể biết nhiều kiến thức về rắn và sẽ “tốt nghiệp” khóa học thôi miên rắn.Để giảm nguy hiểm, những con rắn tham gia quá trình đào tạo được cho ăn một loại thảo dược khiến nọc độc của chúng không thể phát huy tác dụng. Người Vadi coi việc cắt răng của những con rắn là hành động tàn nhẫn đối với chúng nên họ không làm việc đó.Theo kinh nghiệm của người Vadi, họ không nuôi một con rắn quá 7 tháng. Bởi nếu không được thả tự do sau 7 tháng, rắn hổ mang sẽ rất hung dữ, có thể gây nguy hiểm cho con người.Rắn là hình ảnh quen thuộc trong thần thoại Ấn Độ. Thần rắn trong Ấn Độ giáo (Hindu giáo) có tên gọi là Naga (rắn hổ mang hình người). Naga là biểu tượng của linh vật bảo vệ tôn giáo, cội nguồn của sự sống và cái chết. Trong tiếng Phạn, Naga còn có nghĩa hủy bỏ mọi tội ác.Trong các dịp lễ hội, người Hindu chia phần gạo của mình cho các con rắn với hy vọng điều này sẽ giảm bớt những rủi ro và mang lại điều tốt đẹp.Rắn được xem như biểu tượng của sự bất tử, được kính trọng như con vật linh thiêng. Người Ấn còn dành riêng cho rắn ngày tết vào tháng tám hàng năm.
Người Vadi ở Ấn Độ nổi tiếng thế giới bởi kỹ năng nuôi và thuần phục rắn hổ mang. Những con rắn độc là nỗi kinh hoàng của nhiều người, trở nên hiền lành, biết nghe lời khi sống chung với người dân của bộ tộc này.
Để làm cho những con rắn hổ mang hung dữ nghe lời, người Vadi sử dụng kỹ thuật thôi miên bằng những tiếng kèn. Khi bị thôi miên, rắn hổ mang sẽ dựng đứng, phồng má, lắc lư theo nhạc điệu của “nghệ sĩ”.
Người Vadi tiếp xúc rắn ngay từ khi còn nhỏ. Ở đây, mọi đứa trẻ đều phải học để trở thành người thôi miên rắn trong suốt 10 năm. Các bé trai học cách biểu diễn với con rắn cùng cây kèn của mình, bé gái được dạy cách chăm sóc và nuôi dưỡng chúng. Đến năm 12 tuổi, những đứa trẻ có thể biết nhiều kiến thức về rắn và sẽ “tốt nghiệp” khóa học thôi miên rắn.
Để giảm nguy hiểm, những con rắn tham gia quá trình đào tạo được cho ăn một loại thảo dược khiến nọc độc của chúng không thể phát huy tác dụng. Người Vadi coi việc cắt răng của những con rắn là hành động tàn nhẫn đối với chúng nên họ không làm việc đó.
Theo kinh nghiệm của người Vadi, họ không nuôi một con rắn quá 7 tháng. Bởi nếu không được thả tự do sau 7 tháng, rắn hổ mang sẽ rất hung dữ, có thể gây nguy hiểm cho con người.
Rắn là hình ảnh quen thuộc trong thần thoại Ấn Độ. Thần rắn trong Ấn Độ giáo (Hindu giáo) có tên gọi là Naga (rắn hổ mang hình người). Naga là biểu tượng của linh vật bảo vệ tôn giáo, cội nguồn của sự sống và cái chết. Trong tiếng Phạn, Naga còn có nghĩa hủy bỏ mọi tội ác.
Trong các dịp lễ hội, người Hindu chia phần gạo của mình cho các con rắn với hy vọng điều này sẽ giảm bớt những rủi ro và mang lại điều tốt đẹp.
Rắn được xem như biểu tượng của sự bất tử, được kính trọng như con vật linh thiêng. Người Ấn còn dành riêng cho rắn ngày tết vào tháng tám hàng năm.