Câu lạc bộ huyền thoại của những người đam mê khoa học Explorer Club được thành lập năm 1904, tọa lạc trên phố Manhattan, gần Công viên trung tâm, New York, Mỹ. Ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc Jacobean nên mọi người có thể dễ dàng nhận ra ngay từ bên ngoài. Explorer Clubs thường tổ chức gây quỹ, phát triển và hỗ trợ các cuộc thám hiểm vòng quanh thế giới.Câu lạc bộ Explorer Club bao gồm các thành viên là các nhà khoa học, nhà thám hiểm hay bất cứ ai có niềm đam mê đối với lĩnh vực khoa học. Một số thành viên nổi tiếng của câu lạc bộ này có thể kể đến như tỷ phú công nghệ Elon Musk, đạo diễn James Cameron, phi hành gia Buzz Aldrin, Tổng thống Teddy Roosevelt, phi công Charles Lindbergh....Trụ sở của câu lạc bộ Explorer Club là nhà của Stephen C. Clark. Sau đó, nhà văn nổi tiếng của nước Mỹ Lowell Thomas - hội viên của Explorer Club đã mua lại căn nhà này và tặng cho chính câu lạc bộ. Trong ảnh là phòng khách với các đồ nội thất có nguồn gốc châu Âu trong khoảng thế kỷ 15 -16. Bàn cà phê đặt giữa phòng được làm từ cửa hầm của tàu USC&GS Explorer - một trong những chiếc tàu sống sót sau trận Trân Châu Cảng năm 1941.Trong ảnh là chiếc ghế của hoàng hậu Hiếu Khác Mẫn - vợ của vua Phổ Nghi. Vua Phổ Nghi là vị vua cuối cùng của triều đại Mãn Thanh trong lịch sử Trung Quốc.Câu lạc bộ này lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật quý từ chuyến thám hiểm Bắc Cực của Mỹ Robert Peary tháng 4/1909. Trong ảnh là các chai sữa mạch nha đóng hộp lấy từ cuộc thám hiểm trên.Nhà thám hiểm người Na Uy Thor Heyerdahl đã sử dụng quả cầu này trong suốt chuyến thám hiểm từ Peru đến Polynesia, quần đảo nằm trong vùng hải vực của đất nước New Zealand trên Thái Bình Dương bằng một chiếc bè gỗ. Heyerdahl đã nhận được sự hỗ trợ quý giá từ các hội viên trong câu lạc bộ Explorer Club.Ông Heyerdahl muốn thực hiện chuyến thám hiểm trên nhằm chứng minh tổ tiên của người Polynesia đã vượt qua Thái Bình Dương trước khi người châu Âu và định cư trên các đảo Polynesia. Đoàn thám hiểm của Heyerdahl đã đến đích sau chuyến hành trình dài 101 ngày, vượt qua quãng đường gần 7.000 km. Trong ảnh là trang nhật ký của ông Heyerdahl được viết vào ngày ông và đội thám hiểm phát hiện ra Polynesia.Ngôi nhà cổ - trụ sở của Explorer Club có một thang máy cũ kỹ. Nơi đây thường có khoảng 3.000 hội viên gặp mặt, hội họp.Đây là một trong hai phòng tổ chức sự kiện chính trong tòa nhà. Căn phòng này từng là thư viện của người chủ Clarke. Phần trần nhà có nguồn gốc từ một tu viện của Italy.Bức tranh của Adolphus W. Greely - Chủ tịch đầu tiên của câu lạc bộ Explorers Club. Tác phẩm nghệ thuật này miêu tả chuyến thám hiểm Bắc Cực của ông Greely năm 1881. Đoàn thám hiểm này bị mắc kẹt trong hành trình trên đường thám hiểm nhiều năm. 18 trong số 24 thành viên đoàn thám hiểm thiệt mạng dọc đường đi. Những người còn lại được cứu năm 1884. Có tin đồn rằng một số thành viên đoàn thám hiểm ăn thịt người.
Câu lạc bộ huyền thoại của những người đam mê khoa học Explorer Club được thành lập năm 1904, tọa lạc trên phố Manhattan, gần Công viên trung tâm, New York, Mỹ. Ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc Jacobean nên mọi người có thể dễ dàng nhận ra ngay từ bên ngoài. Explorer Clubs thường tổ chức gây quỹ, phát triển và hỗ trợ các cuộc thám hiểm vòng quanh thế giới.
Câu lạc bộ Explorer Club bao gồm các thành viên là các nhà khoa học, nhà thám hiểm hay bất cứ ai có niềm đam mê đối với lĩnh vực khoa học. Một số thành viên nổi tiếng của câu lạc bộ này có thể kể đến như tỷ phú công nghệ Elon Musk, đạo diễn James Cameron, phi hành gia Buzz Aldrin, Tổng thống Teddy Roosevelt, phi công Charles Lindbergh....
Trụ sở của câu lạc bộ Explorer Club là nhà của Stephen C. Clark. Sau đó, nhà văn nổi tiếng của nước Mỹ Lowell Thomas - hội viên của Explorer Club đã mua lại căn nhà này và tặng cho chính câu lạc bộ. Trong ảnh là phòng khách với các đồ nội thất có nguồn gốc châu Âu trong khoảng thế kỷ 15 -16. Bàn cà phê đặt giữa phòng được làm từ cửa hầm của tàu USC&GS Explorer - một trong những chiếc tàu sống sót sau trận Trân Châu Cảng năm 1941.
Trong ảnh là chiếc ghế của hoàng hậu Hiếu Khác Mẫn - vợ của vua Phổ Nghi. Vua Phổ Nghi là vị vua cuối cùng của triều đại Mãn Thanh trong lịch sử Trung Quốc.
Câu lạc bộ này lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật quý từ chuyến thám hiểm Bắc Cực của Mỹ Robert Peary tháng 4/1909. Trong ảnh là các chai sữa mạch nha đóng hộp lấy từ cuộc thám hiểm trên.
Nhà thám hiểm người Na Uy Thor Heyerdahl đã sử dụng quả cầu này trong suốt chuyến thám hiểm từ Peru đến Polynesia, quần đảo nằm trong vùng hải vực của đất nước New Zealand trên Thái Bình Dương bằng một chiếc bè gỗ. Heyerdahl đã nhận được sự hỗ trợ quý giá từ các hội viên trong câu lạc bộ Explorer Club.
Ông Heyerdahl muốn thực hiện chuyến thám hiểm trên nhằm chứng minh tổ tiên của người Polynesia đã vượt qua Thái Bình Dương trước khi người châu Âu và định cư trên các đảo Polynesia. Đoàn thám hiểm của Heyerdahl đã đến đích sau chuyến hành trình dài 101 ngày, vượt qua quãng đường gần 7.000 km. Trong ảnh là trang nhật ký của ông Heyerdahl được viết vào ngày ông và đội thám hiểm phát hiện ra Polynesia.
Ngôi nhà cổ - trụ sở của Explorer Club có một thang máy cũ kỹ. Nơi đây thường có khoảng 3.000 hội viên gặp mặt, hội họp.
Đây là một trong hai phòng tổ chức sự kiện chính trong tòa nhà. Căn phòng này từng là thư viện của người chủ Clarke. Phần trần nhà có nguồn gốc từ một tu viện của Italy.
Bức tranh của Adolphus W. Greely - Chủ tịch đầu tiên của câu lạc bộ Explorers Club. Tác phẩm nghệ thuật này miêu tả chuyến thám hiểm Bắc Cực của ông Greely năm 1881. Đoàn thám hiểm này bị mắc kẹt trong hành trình trên đường thám hiểm nhiều năm. 18 trong số 24 thành viên đoàn thám hiểm thiệt mạng dọc đường đi. Những người còn lại được cứu năm 1884. Có tin đồn rằng một số thành viên đoàn thám hiểm ăn thịt người.