Quán cà phê Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn nằm tại căn nhà số 287/70 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TPHCMNgôi nhà này có một căn hầm bí mật, từng cất giấu nhiều tấn vũ khí của biệt động Sài Gòn trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Trong ảnh: Nắp hầm được ngụy trang bằng những viên gạch bông.Đây là một trong những căn nhà năm xưa được chiến sĩ biệt động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (tức Năm Lai, Mai Hồng Quế, Năm U.SOM,…) chọn làm nơi chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.Theo chỉ đạo của cấp trên, ông Năm Lai mua căn nhà này. Lấy cớ sửa nhà cần đào hầm vệ sinh, ông Năm Lai đào chiếc hầm bí mật để cất giấu các loại vũ khí được chuyển từ ngoại thành vào.Để tránh bị phát hiện, đất sau khi đào được bỏ vào thùng carton chuyển lên ôtô đưa đi. Gần một năm sau căn hầm hoàn thành với diện tích gần 70 m2. Miệng hầm luôn được ngụy trang cẩn thận, tách ra với những lối đi hàng ngày của gia đình. Trong hình là lối đi được ngụy trang dưới bồn nướcDưới hầm có bản đồ để các chiến sĩ có thể lập kế hoạch tác chiến.Hòm đựng đạn, loa phát thanh được trang trí tại quán ngày nay.Chiếc cà tăng được các đồng chí giao liên giấu vũ khí khi vận chuyển đến căn hầm.Sau giải phóng, ông Trần Văn Lai và gia đình chuộc lại căn nhà và phục dựng lại. Ông Trần Vũ Bình (con trai ông Trần Văn Lai) cho biết: “Cha tôi và các cô chú biệt động đã gian khổ, hy sinh cho đất nước mà không cần được báo đáp, không cần danh lợi...Vì vậy tôi và gia đình đã bảo tồn và phát triển lại những gì của ông cha ngày xưa và mong ước niềm tự hào đó được lan rộng ra cả cộng đồng, đến với tất cả mọi người, truyền lửa cho lớp trẻ hôm nay và mai sau”
Quán cà phê Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn nằm tại căn nhà số 287/70 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TPHCM
Ngôi nhà này có một căn hầm bí mật, từng cất giấu nhiều tấn vũ khí của biệt động Sài Gòn trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Trong ảnh: Nắp hầm được ngụy trang bằng những viên gạch bông.
Đây là một trong những căn nhà năm xưa được chiến sĩ biệt động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (tức Năm Lai, Mai Hồng Quế, Năm U.SOM,…) chọn làm nơi chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
Theo chỉ đạo của cấp trên, ông Năm Lai mua căn nhà này. Lấy cớ sửa nhà cần đào hầm vệ sinh, ông Năm Lai đào chiếc hầm bí mật để cất giấu các loại vũ khí được chuyển từ ngoại thành vào.
Để tránh bị phát hiện, đất sau khi đào được bỏ vào thùng carton chuyển lên ôtô đưa đi. Gần một năm sau căn hầm hoàn thành với diện tích gần 70 m2. Miệng hầm luôn được ngụy trang cẩn thận, tách ra với những lối đi hàng ngày của gia đình. Trong hình là lối đi được ngụy trang dưới bồn nước
Dưới hầm có bản đồ để các chiến sĩ có thể lập kế hoạch tác chiến.
Hòm đựng đạn, loa phát thanh được trang trí tại quán ngày nay.
Chiếc cà tăng được các đồng chí giao liên giấu vũ khí khi vận chuyển đến căn hầm.
Sau giải phóng, ông Trần Văn Lai và gia đình chuộc lại căn nhà và phục dựng lại. Ông Trần Vũ Bình (con trai ông Trần Văn Lai) cho biết: “Cha tôi và các cô chú biệt động đã gian khổ, hy sinh cho đất nước mà không cần được báo đáp, không cần danh lợi...
Vì vậy tôi và gia đình đã bảo tồn và phát triển lại những gì của ông cha ngày xưa và mong ước niềm tự hào đó được lan rộng ra cả cộng đồng, đến với tất cả mọi người, truyền lửa cho lớp trẻ hôm nay và mai sau”