Tây Thi, tên là Thi Di Quang, là một trong tứ đại mỹ nhân nổi tiếng lịch sử Trung Quốc. Mặc dù được đặt cạnh 3 tên tuổi lớn là Điêu Thuyền, Vương Chiêu Quân và Dương Quý Phi trong các sử sách, thơ ca nhưng Tây Thi được ca ngợi về tài sắc nhất. Mỹ nữ này được dân chúng và giới sử gia ngầm thừa nhận là đệ nhất mỹ nhân.Dù là con của một người kiếm củi nhưng ngay từ khi còn nhỏ Tây Thi đã nổi tiếng với tài sắc vẹn toàn. Mỹ nhân này từng dệt vải ở núi Trữ La, thuộc nước Việt thời Xuân Thu.Núi Trữ La có hai thôn: thôn Đông và thôn Tây. Thi Di Quang sống ở thôn Tây. Vì vậy, mỹ nhân tuyệt sắc còn được gọi với tên Tây Thi.Vẻ đẹp của đại mỹ nhân Tây Thi gắn liền với truyền thuyết "mỹ nhân trầm ngư" (tức cá lặn đi trốn). Tương truyền, nàng Tây Thi đẹp đến mức ngay cả khi cau mày, nhăn mặt cũng khiến cả nam lần nữ mê đắm.Truyền thuyết này xuất phát từ việc tại một bờ sông, những con cá nhìn thấy Tây Thi nên mê đắm đến mức quên cả bơi. Theo đó, những con cá từ từ lặn xuống đáy sông. Từ đó, nàng nổi tiếng với giai thoại "mỹ nhân trầm ngư".Không chỉ khiến cá lặn đi trốn, lúc Tây Thi đi hái củi ở ngọn núi gần làng thì những con chim ưng bay trên trời nhìn thấy nàng cũng quên mất việc phải vỗ cánh. Do đó, chúng rơi xuống đất vì vẻ đẹp của nàng.Vẻ đẹp "chim sa cá lặn" của Tây Thi càng khiến mọi người si mê và mong muốn có thể nên duyên vợ chồng. Đáng tiếc là mỹ nhân này có số phận bi kịch khi trở "con bài" của Việt Vương Câu Tiễn dùng để mê hoặc Ngô Vương Phù Sai.Việt Vương Câu Tiễn dùng "mỹ nhân kế" đưa Tây Thi đến bên cạnh Phù Sai để từ đó giúp ông trả thù, chiếm được nước Ngô. Về sau, không ai biết số phận của đại mỹ nhân này.Một số giả thuyết cho rằng, sau khi đạt được mục đích, Việt Vương Câu Tiễn giết Tây Thi vì sợ mỹ nhân này sẽ tiếp tục mang đến "họa diệt quốc" cho mình. Dù ông rất thích nàng nhưng không muốn đánh mất giang sơn nên đã cho người xử chết mỹ nhân.Trong khi đó, sách "Đông Chu Liệt quốc chí" lại cho rằng, người giết chết Tây Thi không phải Việt Vương Câu Tiễn mà chính là vợ ông ta. Vợ Câu Tiễn cho rằng, đại mỹ nhân này chính là "thứ gây ra họa vong quốc" nên nhất quyết phải trừ khử để tránh họa về sau.Lại có giả thuyết khác cho rằng Tây Thi lợi dụng lúc nước Ngô hỗn loạn sau khi Phù Sai chết nên âm thầm bỏ đi nơi khác để sống ẩn dật, tránh xa các cuộc tranh đấu của các nước.Dân gian cũng lưu truyền quan điểm cho rằng, Tây Thi và Phạm Lãi đã về quê sống ẩn dật. Hai người họ vốn là đôi uyên ương, tình cảm quyến luyến, vì nghiệp nước mà phải hy sinh tình cảm cá nhân, nên có cơ hội đoàn tụ, cả hai đã tìm về với nhau.Thậm chí, có lời đồn rằng, Phạm Lãi về sau làm ăn phát đạt, buôn bán lớn, nhờ vậy, Tây Thi trở thành một phu nhân giàu có, hưởng đời an lạc. Mời độc giả xem video: Phá đường dây mua, bán người sang Trung Quốc. Nguồn: THTPCT.
Tây Thi, tên là Thi Di Quang, là một trong tứ đại mỹ nhân nổi tiếng lịch sử Trung Quốc. Mặc dù được đặt cạnh 3 tên tuổi lớn là Điêu Thuyền, Vương Chiêu Quân và Dương Quý Phi trong các sử sách, thơ ca nhưng Tây Thi được ca ngợi về tài sắc nhất. Mỹ nữ này được dân chúng và giới sử gia ngầm thừa nhận là đệ nhất mỹ nhân.
Dù là con của một người kiếm củi nhưng ngay từ khi còn nhỏ Tây Thi đã nổi tiếng với tài sắc vẹn toàn. Mỹ nhân này từng dệt vải ở núi Trữ La, thuộc nước Việt thời Xuân Thu.
Núi Trữ La có hai thôn: thôn Đông và thôn Tây. Thi Di Quang sống ở thôn Tây. Vì vậy, mỹ nhân tuyệt sắc còn được gọi với tên Tây Thi.
Vẻ đẹp của đại mỹ nhân Tây Thi gắn liền với truyền thuyết "mỹ nhân trầm ngư" (tức cá lặn đi trốn). Tương truyền, nàng Tây Thi đẹp đến mức ngay cả khi cau mày, nhăn mặt cũng khiến cả nam lần nữ mê đắm.
Truyền thuyết này xuất phát từ việc tại một bờ sông, những con cá nhìn thấy Tây Thi nên mê đắm đến mức quên cả bơi. Theo đó, những con cá từ từ lặn xuống đáy sông. Từ đó, nàng nổi tiếng với giai thoại "mỹ nhân trầm ngư".
Không chỉ khiến cá lặn đi trốn, lúc Tây Thi đi hái củi ở ngọn núi gần làng thì những con chim ưng bay trên trời nhìn thấy nàng cũng quên mất việc phải vỗ cánh. Do đó, chúng rơi xuống đất vì vẻ đẹp của nàng.
Vẻ đẹp "chim sa cá lặn" của Tây Thi càng khiến mọi người si mê và mong muốn có thể nên duyên vợ chồng. Đáng tiếc là mỹ nhân này có số phận bi kịch khi trở "con bài" của Việt Vương Câu Tiễn dùng để mê hoặc Ngô Vương Phù Sai.
Việt Vương Câu Tiễn dùng "mỹ nhân kế" đưa Tây Thi đến bên cạnh Phù Sai để từ đó giúp ông trả thù, chiếm được nước Ngô. Về sau, không ai biết số phận của đại mỹ nhân này.
Một số giả thuyết cho rằng, sau khi đạt được mục đích, Việt Vương Câu Tiễn giết Tây Thi vì sợ mỹ nhân này sẽ tiếp tục mang đến "họa diệt quốc" cho mình. Dù ông rất thích nàng nhưng không muốn đánh mất giang sơn nên đã cho người xử chết mỹ nhân.
Trong khi đó, sách "Đông Chu Liệt quốc chí" lại cho rằng, người giết chết Tây Thi không phải Việt Vương Câu Tiễn mà chính là vợ ông ta. Vợ Câu Tiễn cho rằng, đại mỹ nhân này chính là "thứ gây ra họa vong quốc" nên nhất quyết phải trừ khử để tránh họa về sau.
Lại có giả thuyết khác cho rằng Tây Thi lợi dụng lúc nước Ngô hỗn loạn sau khi Phù Sai chết nên âm thầm bỏ đi nơi khác để sống ẩn dật, tránh xa các cuộc tranh đấu của các nước.
Dân gian cũng lưu truyền quan điểm cho rằng, Tây Thi và Phạm Lãi đã về quê sống ẩn dật. Hai người họ vốn là đôi uyên ương, tình cảm quyến luyến, vì nghiệp nước mà phải hy sinh tình cảm cá nhân, nên có cơ hội đoàn tụ, cả hai đã tìm về với nhau.
Thậm chí, có lời đồn rằng, Phạm Lãi về sau làm ăn phát đạt, buôn bán lớn, nhờ vậy, Tây Thi trở thành một phu nhân giàu có, hưởng đời an lạc.
Mời độc giả xem video: Phá đường dây mua, bán người sang Trung Quốc. Nguồn: THTPCT.