Sinh tại Alexandria, Ai Cập năm 1921, công chúa Fawzia Fuad - người sau này trở thành hoàng hậu Iran nổi tiếng với nhan sắc diễm lệ, thông minh, thành thạo 3 ngôn ngữ là Ả Rập, Anh và Pháp. Ngay từ khi còn nhỏ, bà được gia đình quản thúc và giáo dục nghiêm khắc để có thể đảm bảo quyền lực cho gia tộc.Trong số này có việc cuộc hôn nhân của công chúa Fawzia Fuad được vua cha sắp xếp vì mục đích chính trị. Cha của công chúa Fawzia Fuad lựa chọn chồng cho con gái tuyệt sắc là thái tử Mohammad Reza Pahlavi - nhà vua tương lai của Iran. Ông hy vọng thông qua cuộc hôn nhân này sẽ mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng tại vùng Trung Đông.Theo sự sắp xếp của vua cha, năm 1939, công chúa Fawzia Fuad đến thành phố Tehran để chuẩn bị cho hôn lễ với thái tử Mohammad Reza Pahlavi - người chưa từng gặp mặt lần nào. Trước ngày kết hôn, công chúa Fawzia Fuad chỉ gặp thái tử Mohammad Reza Pahlavi một lần. Do vậy, hai người không kịp tìm hiểu tính cách, sở thích... và vun đắp tình cảm. Dẫu vậy, cuộc hôn nhân chính trị vẫn diễn ra như sắp xếp của 2 nước.Năm 1942, thái tử Mohammad Reza Pahlavi kế thừa ngai vàng và trở thành tân vương của Iran sau khi vua cha qua đời. Theo đó, Fawzia Fuad trở thành hoàng hậu. Thế nhưng, dù là vợ của vua nhưng bà hoàng này không hề hạnh phúc do mãi chưa thể thích nghi với cuộc sống mới.Đặc biệt, hoàng hậu Fawzia Fuad bị mẹ chồng và em chồng gây sức ép về việc sinh con trai nối dõi cho nhà vua Mohammad Reza Pahlavi. Trái với mong đợi của gia đình chồng, bà hoàng này mang thai và sinh được một nàng công chúa được đặt tên là Shahnaz. Sự chào đời của Shahnaz khiến hoàng hậu Fawzia Fuad vô cùng vui mừng trong khi gia đình chồng thất vọng.Ngay cả nhà vua Mohammad Reza Pahlavi cũng muốn hoàng hậu Fawzia Fuad sinh cho mình con trai để có người thừa kế ngai vàng. Thế nhưng, mọi chuyện không diễn ra như mong muốn của nhà vua khi hoàng hậu mãi không mang thai.Do vậy, tình cảm vợ chồng giữa nhà vua Mohammad Reza Pahlavi và hoàng hậu Fawzia Fuad ngày càng lạnh nhạt, xa cách. Cuối cùng, ông hoàng Iran có tình nhân.Trước cuộc hôn nhân không hạnh phúc, hoàng hậu Fawzia Fuad luôn đượm buồn, nặng trĩu tâm sự và ngày càng thu mình lại. Thậm chí, bà từng gặp bác sĩ tâm lý người Mỹ và được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm.10 năm sau khi lấy chồng, hoàng hậu Fawzia Fuad quyết định trở về Ai Cập chữa bệnh và thăm gia đình. Trong khoảng thời gian trở lại quê nhà, bà dành nhiều thời gian suy nghĩ về cuộc hôn nhân của mình. Cuối cùng, bà quyết định ly hôn để giải thoát cho bản thân và chồng cũng như chấm dứt cuộc hôn nhân bế tắc. Theo đó, bà trở thành Công chúa Ai Cập đầu tiên chủ động ly hôn chồng.Nhà vua Mohammad Reza Pahlavi chấp nhận ly hôn. Ngay sau đó, ông cưới vợ mới để sớm có người nối dõi. Trong khi đó, năm 1949, bà Fawzia tái hôn với một sĩ quan quân đội tên Ismail Shirin. Hai người có một tình yêu đẹp trước khi tiến tới hôn nhân. Sau khi tái hôn, bà sinh cho chồng 2 người con (một trai, một gái). Năm 92 tuổi, bà Fawzia qua đời và được chôn cất cạnh ngôi mộ của chồng ở Cairo.Mời độc giả xem video: Tổng thống đắc cử Iran ưu tiên chiến dịch tiêm chủng. Nguồn: THDT.
Sinh tại Alexandria, Ai Cập năm 1921, công chúa Fawzia Fuad - người sau này trở thành hoàng hậu Iran nổi tiếng với nhan sắc diễm lệ, thông minh, thành thạo 3 ngôn ngữ là Ả Rập, Anh và Pháp. Ngay từ khi còn nhỏ, bà được gia đình quản thúc và giáo dục nghiêm khắc để có thể đảm bảo quyền lực cho gia tộc.
Trong số này có việc cuộc hôn nhân của công chúa Fawzia Fuad được vua cha sắp xếp vì mục đích chính trị. Cha của công chúa Fawzia Fuad lựa chọn chồng cho con gái tuyệt sắc là thái tử Mohammad Reza Pahlavi - nhà vua tương lai của Iran. Ông hy vọng thông qua cuộc hôn nhân này sẽ mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng tại vùng Trung Đông.
Theo sự sắp xếp của vua cha, năm 1939, công chúa Fawzia Fuad đến thành phố Tehran để chuẩn bị cho hôn lễ với thái tử Mohammad Reza Pahlavi - người chưa từng gặp mặt lần nào. Trước ngày kết hôn, công chúa Fawzia Fuad chỉ gặp thái tử Mohammad Reza Pahlavi một lần. Do vậy, hai người không kịp tìm hiểu tính cách, sở thích... và vun đắp tình cảm. Dẫu vậy, cuộc hôn nhân chính trị vẫn diễn ra như sắp xếp của 2 nước.
Năm 1942, thái tử Mohammad Reza Pahlavi kế thừa ngai vàng và trở thành tân vương của Iran sau khi vua cha qua đời. Theo đó, Fawzia Fuad trở thành hoàng hậu. Thế nhưng, dù là vợ của vua nhưng bà hoàng này không hề hạnh phúc do mãi chưa thể thích nghi với cuộc sống mới.
Đặc biệt, hoàng hậu Fawzia Fuad bị mẹ chồng và em chồng gây sức ép về việc sinh con trai nối dõi cho nhà vua Mohammad Reza Pahlavi. Trái với mong đợi của gia đình chồng, bà hoàng này mang thai và sinh được một nàng công chúa được đặt tên là Shahnaz. Sự chào đời của Shahnaz khiến hoàng hậu Fawzia Fuad vô cùng vui mừng trong khi gia đình chồng thất vọng.
Ngay cả nhà vua Mohammad Reza Pahlavi cũng muốn hoàng hậu Fawzia Fuad sinh cho mình con trai để có người thừa kế ngai vàng. Thế nhưng, mọi chuyện không diễn ra như mong muốn của nhà vua khi hoàng hậu mãi không mang thai.
Do vậy, tình cảm vợ chồng giữa nhà vua Mohammad Reza Pahlavi và hoàng hậu Fawzia Fuad ngày càng lạnh nhạt, xa cách. Cuối cùng, ông hoàng Iran có tình nhân.
Trước cuộc hôn nhân không hạnh phúc, hoàng hậu Fawzia Fuad luôn đượm buồn, nặng trĩu tâm sự và ngày càng thu mình lại. Thậm chí, bà từng gặp bác sĩ tâm lý người Mỹ và được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm.
10 năm sau khi lấy chồng, hoàng hậu Fawzia Fuad quyết định trở về Ai Cập chữa bệnh và thăm gia đình. Trong khoảng thời gian trở lại quê nhà, bà dành nhiều thời gian suy nghĩ về cuộc hôn nhân của mình. Cuối cùng, bà quyết định ly hôn để giải thoát cho bản thân và chồng cũng như chấm dứt cuộc hôn nhân bế tắc. Theo đó, bà trở thành Công chúa Ai Cập đầu tiên chủ động ly hôn chồng.
Nhà vua Mohammad Reza Pahlavi chấp nhận ly hôn. Ngay sau đó, ông cưới vợ mới để sớm có người nối dõi. Trong khi đó, năm 1949, bà Fawzia tái hôn với một sĩ quan quân đội tên Ismail Shirin. Hai người có một tình yêu đẹp trước khi tiến tới hôn nhân. Sau khi tái hôn, bà sinh cho chồng 2 người con (một trai, một gái). Năm 92 tuổi, bà Fawzia qua đời và được chôn cất cạnh ngôi mộ của chồng ở Cairo.
Mời độc giả xem video: Tổng thống đắc cử Iran ưu tiên chiến dịch tiêm chủng. Nguồn: THDT.