Tết Trung thu là một trong những ngày lễ quan trọng nhất ở nhiều nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Mỗi nước lại có phong tục đón Tết Trung thu riêng và có nhiều điều thú vị.Tại Việt Nam, Tết Trung thu là một ngày hội lớn dành cho trẻ em. Tết Trung thu được tổ chức vào ngày Rằm tháng Tám (âm lịch) hàng năm. Truyền thuyết về Tết Trung thu ở Việt Nam gắn liền với hình ảnh chú Cuội và chị Hằng.Vào ngày này, trẻ em sẽ tham gia nhiều hoạt động thú vị như rước đèn, ca hát, phá cỗ, ngắm trăng...Không khí đón Tết Trung thu ở Việt Nam càng trở nên rộn ràng hơn khi các em nhỏ rước những chiếc đèn lồng đủ các kiểu dáng, màu sắc rực rỡ trong buổi tối Rằm tháng Tám.Tết Trung thu tại Trung Quốc cũng là một ngày lễ quan trọng khi đánh dấu kết thúc mùa thu hoạch. Vào dịp Tết Trung thu, các thành viên trong gia đình và bạn bè sẽ quây quần bên nhau, cùng ngắm trăng và thưởng thức đồ ăn ngon, bánh kẹo, hoa quả.Người Trung Quốc còn tổ chức một số hoạt động hấp dẫn như thả đèn lồng, trả lời câu đố... trong thời gian diễn ra Tết Trung thu.Trong khi đó, Tết Trung thu ở Hàn Quốc được gọi là Chuseok. Đây là một lễ hội thu hoạch lớn và thường được tổ chức từ những đêm trước ngày rằm và chỉ kết thúc sau ngày 15/8 âm lịch.Vào dịp này, các thành viên trong gia đình Hàn Quốc sẽ đoàn tụ, quây quần bên nhau và thể hiện sự gắn kết, yêu thương. Họ sẽ dâng lên tổ tiên những món ăn được chế biến từ những sản phẩm mới thu hoạch như thịt cá, hoa quả...Người Nhật Bản gọi Tết Trung thu là Tsukimi hoặc Otsukimi (có nghĩa là “ngắm trăng”). Theo truyền thuyết của người dân Nhật Bản, Tết Trung thu gắn liền với hình ảnh Thỏ Ngọc.Vào dịp này, người dân Nhật Bản thường ăn bánh bao Tsukimi dango (bánh mặt trăng). Thêm nữa, người dân sẽ mặc trang phục truyền thống để tới Chùa lễ Phật.
Tết Trung thu là một trong những ngày lễ quan trọng nhất ở nhiều nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Mỗi nước lại có phong tục đón Tết Trung thu riêng và có nhiều điều thú vị.
Tại Việt Nam, Tết Trung thu là một ngày hội lớn dành cho trẻ em. Tết Trung thu được tổ chức vào ngày Rằm tháng Tám (âm lịch) hàng năm. Truyền thuyết về Tết Trung thu ở Việt Nam gắn liền với hình ảnh chú Cuội và chị Hằng.
Vào ngày này, trẻ em sẽ tham gia nhiều hoạt động thú vị như rước đèn, ca hát, phá cỗ, ngắm trăng...
Không khí đón Tết Trung thu ở Việt Nam càng trở nên rộn ràng hơn khi các em nhỏ rước những chiếc đèn lồng đủ các kiểu dáng, màu sắc rực rỡ trong buổi tối Rằm tháng Tám.
Tết Trung thu tại Trung Quốc cũng là một ngày lễ quan trọng khi đánh dấu kết thúc mùa thu hoạch. Vào dịp Tết Trung thu, các thành viên trong gia đình và bạn bè sẽ quây quần bên nhau, cùng ngắm trăng và thưởng thức đồ ăn ngon, bánh kẹo, hoa quả.
Người Trung Quốc còn tổ chức một số hoạt động hấp dẫn như thả đèn lồng, trả lời câu đố... trong thời gian diễn ra Tết Trung thu.
Trong khi đó, Tết Trung thu ở Hàn Quốc được gọi là Chuseok. Đây là một lễ hội thu hoạch lớn và thường được tổ chức từ những đêm trước ngày rằm và chỉ kết thúc sau ngày 15/8 âm lịch.
Vào dịp này, các thành viên trong gia đình Hàn Quốc sẽ đoàn tụ, quây quần bên nhau và thể hiện sự gắn kết, yêu thương. Họ sẽ dâng lên tổ tiên những món ăn được chế biến từ những sản phẩm mới thu hoạch như thịt cá, hoa quả...
Người Nhật Bản gọi Tết Trung thu là Tsukimi hoặc Otsukimi (có nghĩa là “ngắm trăng”). Theo truyền thuyết của người dân Nhật Bản, Tết Trung thu gắn liền với hình ảnh Thỏ Ngọc.
Vào dịp này, người dân Nhật Bản thường ăn bánh bao Tsukimi dango (bánh mặt trăng). Thêm nữa, người dân sẽ mặc trang phục truyền thống để tới Chùa lễ Phật.