Hòa Thân được người đời nhớ đến là đại tham quan khét tiếng của nhà Thanh dưới thời hoàng đế Càn Long. Với quyền lực và địa vị cao trong triều, Hòa Thân dùng đủ mọi cách để vơ vét tài sản, làm giàu cho bản thân như tham ô, nhận hối lộ, mua quan bán chức...Cuộc sống xa hoa, quyền quý của tham quan Hòa Thân chấm dứt sau khi vua Càn Long băng hà. 20 ngày sau khi Càn Long qua đời, vua Gia Khánh hạ lệnh bắt giam Hòa Thân với bản luận 20 đại tội của tham quan này. Đồng thời, ông hoàng này hạ lệnh khám xét, tịch thu gia sản trong phủ của Hòa Thân.Quan viên và binh sĩ được vua Gia Khánh cử đi đã tịch thu được khoảng 1.100 triệu lạng bạc trong phủ của Hòa Thân, tương đương số tiền mà quốc khố Nhà Thanh phải mất 15 năm mới thu được. Ngoài ra, họ còn tìm thấy vô số ngọc ngà châu báu và những món đồ giá trị khác.Trong số các bảo vật được phát hiện trong phủ Hòa Thân, vua Gia Khánh không dám động tới một báu vật là tấm bia đá khắc chữ Phúc. Đến nay, tấm bia đá này vẫn nằm trong Cung vương phủ ở Bắc Kinh.Tấm bia đá khắc chữ Phúc này là báu vật trấn yểm được Hòa Thân đặt trong một ngọn núi giả có lòng rỗng nằm ngay cạnh một hồ nước. Khi tìm hiểu về nó, mọi người không khỏi bất ngờ trước "lai lịch" không hề tầm thường của báu vật này.Bởi lẽ, chữ Phúc khắc trên tấm bia đá do hoàng đế Khang Hi ngự bút. Ông hoàng nhà Thanh này là một bậc thầy thư pháp. Khi Hiếu Trang hoàng thái hậu mắc bệnh nặng, một vị sư đã hiến kế cho vua Khang Hi lập đàn cầu phúc.Theo đó, vua Khang Hi lập đàn cầu phúc, trai giới trong 3 ngày và ngự bút viết một chữ "Phúc" nhằm cầu mong sức khỏe của Hiếu Trang hoàng thái hậu sớm khởi sắc. Về sau, chữ "Phúc" đã được khắc lại trên bia đá. Một thời gian sau, Hiếu Trang hoàng thái hậu khỏi bệnh. Nhờ vậy, chữ "Phúc" trên bia đá từ đó được coi là bảo vật của hoàng cung.Thế nhưng, không ai biết Hòa Thân dùng thủ đoạn nào để có được tấm bia đá khắc chữ Phúc và đặt trong phủ làm vật trấn yểm. Sau khi tìm thấy bảo vật này, các quan viên không dám mang nó về hoàng cung.Nguyên nhân là bởi sau khi mang về phủ, Hòa Thân đã mời một thầy phong thủy tới và đặt tấm bia ngay trên một cái động nối liền long mạch của nhà Thanh với phủ của mình. Nếu như di chuyển tấm bia đá đó thì long mạch sẽ bị đứt đoạn. Vậy nên, hoàng đế Gia Khánh buộc phải để nguyên tấm bia đá ở phủ Hòa Thân để long mạch của triều đình nguyên vẹn.Sau khi tịch thu toàn bộ tài sản của Hòa Thân, vua Gia Khánh quyết định ban cho Hòa Thân một cái chết ít đau đớn là tự sát tại phủ ngày 22/2/1799.Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.
Hòa Thân được người đời nhớ đến là đại tham quan khét tiếng của nhà Thanh dưới thời hoàng đế Càn Long. Với quyền lực và địa vị cao trong triều, Hòa Thân dùng đủ mọi cách để vơ vét tài sản, làm giàu cho bản thân như tham ô, nhận hối lộ, mua quan bán chức...
Cuộc sống xa hoa, quyền quý của tham quan Hòa Thân chấm dứt sau khi vua Càn Long băng hà. 20 ngày sau khi Càn Long qua đời, vua Gia Khánh hạ lệnh bắt giam Hòa Thân với bản luận 20 đại tội của tham quan này. Đồng thời, ông hoàng này hạ lệnh khám xét, tịch thu gia sản trong phủ của Hòa Thân.
Quan viên và binh sĩ được vua Gia Khánh cử đi đã tịch thu được khoảng 1.100 triệu lạng bạc trong phủ của Hòa Thân, tương đương số tiền mà quốc khố Nhà Thanh phải mất 15 năm mới thu được. Ngoài ra, họ còn tìm thấy vô số ngọc ngà châu báu và những món đồ giá trị khác.
Trong số các bảo vật được phát hiện trong phủ Hòa Thân, vua Gia Khánh không dám động tới một báu vật là tấm bia đá khắc chữ Phúc. Đến nay, tấm bia đá này vẫn nằm trong Cung vương phủ ở Bắc Kinh.
Tấm bia đá khắc chữ Phúc này là báu vật trấn yểm được Hòa Thân đặt trong một ngọn núi giả có lòng rỗng nằm ngay cạnh một hồ nước. Khi tìm hiểu về nó, mọi người không khỏi bất ngờ trước "lai lịch" không hề tầm thường của báu vật này.
Bởi lẽ, chữ Phúc khắc trên tấm bia đá do hoàng đế Khang Hi ngự bút. Ông hoàng nhà Thanh này là một bậc thầy thư pháp. Khi Hiếu Trang hoàng thái hậu mắc bệnh nặng, một vị sư đã hiến kế cho vua Khang Hi lập đàn cầu phúc.
Theo đó, vua Khang Hi lập đàn cầu phúc, trai giới trong 3 ngày và ngự bút viết một chữ "Phúc" nhằm cầu mong sức khỏe của Hiếu Trang hoàng thái hậu sớm khởi sắc. Về sau, chữ "Phúc" đã được khắc lại trên bia đá. Một thời gian sau, Hiếu Trang hoàng thái hậu khỏi bệnh. Nhờ vậy, chữ "Phúc" trên bia đá từ đó được coi là bảo vật của hoàng cung.
Thế nhưng, không ai biết Hòa Thân dùng thủ đoạn nào để có được tấm bia đá khắc chữ Phúc và đặt trong phủ làm vật trấn yểm. Sau khi tìm thấy bảo vật này, các quan viên không dám mang nó về hoàng cung.
Nguyên nhân là bởi sau khi mang về phủ, Hòa Thân đã mời một thầy phong thủy tới và đặt tấm bia ngay trên một cái động nối liền long mạch của nhà Thanh với phủ của mình. Nếu như di chuyển tấm bia đá đó thì long mạch sẽ bị đứt đoạn. Vậy nên, hoàng đế Gia Khánh buộc phải để nguyên tấm bia đá ở phủ Hòa Thân để long mạch của triều đình nguyên vẹn.
Sau khi tịch thu toàn bộ tài sản của Hòa Thân, vua Gia Khánh quyết định ban cho Hòa Thân một cái chết ít đau đớn là tự sát tại phủ ngày 22/2/1799.
Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.