'Bàn tay ngầm' trong công cuộc 'mang thai rồng' của phi tần nhà Thanh

Google News

Để có thể có con với Hoàng đế, các phi tần dưới triều đại nhà Thanh phải trải qua nhiều cửa ải khó khăn và sự thao túng của thái giám là một trong số đó.

Hậu cung Thanh triều cũng như các triều đại phong kiến khác của Trung Quốc cho đến nay vẫn là nguồn đề tài lớn đối với các nhà làm phim truyền hình của nước này.
Bằng chứng là những bộ phim phản ánh đời sống, sinh hoạt trong hậu cung liên tục xuất hiện trên sóng truyền hình. Và ở đó, những người phụ nữ ganh đua nhau, tìm mọi cách lọt vào mắt xanh của Hoàng đế để cả đời được sống trong nhung lụa.
'Ban tay ngam' trong cong cuoc 'mang thai rong' cua phi tan nha Thanh
Ảnh minh họa. 
Trong vô vàn cách thức, thủ đoạn nhằm bảo toàn quyền lực và địa vị, sinh con trai cho vua chính là biện pháp chắc chắn nhất. Khi một Hoàng tử chào đời, người mẹ sẽ nhờ con mà có được vinh hoa phú quý, phần đời còn lại chắc chắn được sống trong sung sướng.
Và tất nhiên, không chỉ được nhờ con, người phụ nữ sinh được con trai cho Hoàng đế còn được vua, thái hậu cưng chiều đặc biệt.
Tuy nhiên, nếu lật lại những tài liệu lịch sử như “Dã ký Thanh triều”, có thể thấy, mục tiêu sinh con rồng cho Hoàng thượng của các phi tần, không phải muốn là được bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào một đối tượng trong cung, đó chính là thái giám.
Nghe có vẻ hoang đường nhưng đây là một sự thật thú vị trong hàng trăm năm người Mãn Thanh thống trị Trung Hoa.
'Ban tay ngam' trong cong cuoc 'mang thai rong' cua phi tan nha Thanh-Hinh-2
 Hình ảnh minh họa.
Quy trình "phục vụ" Hoàng đế của các phi tần Thanh triều
Ngay cả với người có quyền lực bậc nhất hậu cung Thanh triều là Hoàng hậu, việc chăn gối cùng Hoàng thượng cũng được các thái giám theo dõi, ghi lại tỉ mỉ để nếu có mang thai, sẽ tính toán và tìm ra được lần nào “lâm sàng” thành công.
Đây là đặc quyền của Hoàng hậu. Các phi tần khác muốn được chung chăn gối với Hoàng thượng, cần phải có biển xanh.
Thông thường, các thái giám phụ trách việc này sẽ bưng một cái chậu nhỏ bên trong chứa những tấm biển xanh, trên biển đề tên các phi tần dâng lên Hoàng thượng.
Tấm biển nào được chọn, phi tần được ghi tên trên đó sẽ được Thái giám đưa tới phòng kính sự phục vụ người đàn ông quyền lực nhất triều đình.
Theo như cách làm này, để được thái giám chiếu cố, đề tên vào biển xanh là cả một vấn đề lớn đáng quan tâm của những phụ nữ sống trong hậu cung của nhà Thanh.
Phải bằng các mối quan hệ, tiền bạc và nhiều cách thức khác nhau, các phi tần mới có thể may mắn có tên trong cái chậu nhỏ trình lên Hoàng thượng.
'Ban tay ngam' trong cong cuoc 'mang thai rong' cua phi tan nha Thanh-Hinh-3
Hình ảnh minh họa. 
Và cũng không được như Hoàng hậu, những người phụ nữ này phải chịu nhiều thiệt thòi và đôi khi mất đi cả sự tự tôn của bản thân trong những lần được vua vời gọi theo quy định của nhà Thanh.
Sau khi Hoàng đế lên giường, chăn sẽ được đắp đến đầu gối, để lộ phần chân ra ngoài. Phi tần “hầu hạ” hoàng thượng cũng sẽ bắt đầu từ phần chân lộ ra.
Với bất cứ ai được chọn, trước khi đến phòng kính sự đều phải khoả thân hoàn toàn. Thái giám phụ trách sẽ quấn họ vào tấm chăn, sau đó vác đến nơi bề trên đang chờ sẵn.
Theo cách này, rõ ràng các thái giám có quyền “thị tẩm” trước khi phi tần phải tự “bò” lên long sàng, chui vào chăn và sau khi xong việc sẽ tụt xuống dưới theo kiểu bò giật lùi.
Đáng nói là toàn bộ quá trình vui vẻ của Hoàng thượng và phi tần Thanh triều đều diễn ra dưới sự giám sát... từ bên ngoài của các thái giám trực tiếp phục vụ vua và thái giám tổng quản chăm sóc phòng kính sự.
Khi đưa phi tần vào phòng kính sự nói trên, những người này không lui đi nơi khác mà đứng đợi ngay ngoài cửa. Nếu thấy lâu, họ sẽ đứng bên ngoài nói vọng vào “hết giờ rồi”.
Trong tuyệt đại đa số các tình huống, chỉ cần thái giám hô lần thứ nhất, Hoàng thượng sẽ gọi họ vào “lôi” phi tần ra. Tất nhiên, cũng có những lúc phải giục giã nhưng nhiều nhất cũng chỉ gọi đến 3 lần.
Sau khi đưa trả phi tần về cung, tổng quản theo quy định sẽ phải quỳ xuống trước mặt Hoàng đế hỏi “lưu hay không lưu”, ý muốn hỏi đứa bé này, Hoàng thượng có muốn giữ hay không.
Nếu bề trên nói muốn giữ, thái giám sẽ phải ghi lại ngày, tháng, tên phi tần vừa “phục vụ” vua.
Ngược lại, nếu Hoàng thượng không muốn có “sản phẩm”, các thái giám sẽ có nhiệm vụ dùng một “kỹ thuật đặc biệt”, ấn vào 8 huyệt đạo trên người phi tần để tránh việc thụ thai.
Mặc dù về mặt lý thuyết, việc giữ hay không giữ đứa trẻ là do Hoàng thượng quyết định song “kỹ thuật đặc biệt” nói trên không phải lần nào cũng linh nghiệm. Điều này vì thế đã tạo một kẽ hở, đem lại cơ hội “kiếm chác” cho các thái giám.
Chỉ cần phi tần nào có quan hệ tốt hoặc biết chăm sóc các hoạn quan, khi “hành sự”, họ sẽ có cơ hội được thụ thai rồng.
Các phi tần xưa, có người phải chờ cả năm mới được chung chăn gối với Hoàng đế. Xem ra, phi tần để được nhòm ngó đến đã khó, có được một đứa con với đấng quân vương càng là chuyện không dễ dàng.
Theo Thế giới trẻ

>> xem thêm

Bình luận(0)