1. Chùa Dâu (huyện Thuận Thành) hình thành từ buổi đầu Công Nguyên, được coi là ngôi chùa cổ nhất của Việt Nam. Theo sử sách, vào năm 1313, trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng. Ngôi tháp được nhắc đến chính là tháp Hòa Phong.Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Tường tháp rất vững do xây bằng nhiều lớp gạch, bề dày ước chừng 0,7 mét. Chân tháp vuông, mỗi cạnh rộng gần 7 mét. Kích thước này cho thấy quy mô tòa tháp ngày xưa rất bề thế.Theo thời gian, tòa tháp cổ đã mất đi 6 tầng trên, nay chỉ còn ba tầng dưới, với chiều cao khoảng 17 mét. Trong tháp treo quả chuông đồng đúc năm 1793 và chiếc khánh cũng bằng đồng, đúc năm 1817. Ở tầng một có bốn tượng Thiên Vương cao 1,6 mét ở bốn góc.Trong suốt nhiều thế kỷ, tháp Hòa Phong đã đóng vai trò như một hình ảnh mang tính biểu tượng của chùa Dâu. Hình ảnh tòa tháp uy nghiêm đã được khắc ghi trong câu ca dao của người dân xứ Kinh Bắc: “Dù ai đi đâu về đâu/ Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về”.2. Nằm trong khuôn viên chùa Bút Tháp (huyện Thuận Thành), tháp Báo Nghiêm là một công trình kiến trúc cổ độc đáo hiếm có của Việt Nam. Tháp được có từ khoảng thế kỷ 17-18, là nơi thờ Hoà thượng Chuyết Chuyết (1590-1644), người trụ trì chùa từ năm 1633 - 1644.Công trình được xây bằng đá, cao 13,05 mét, gồm 5 tầng mặt cắt hình bát giác. Đỉnh tháp trông giống như cây bút khổng lồ vươn thẳng tới trời cao thanh vắng. Các góc của 5 tầng có những quả chuông nhỏ.Đỉnh tháp có hình bầu hồ lô, tượng trưng cho sự hội tụ linh khí của đất trời. Lòng tháp có một khoang rỗng hình tròn đường kính 2,29 mét, ở tầng dưới cùng đặt tượng Hòa thượng Chuyết Chuyết.Giá trị mỹ thuật của tháp Báo Nghiêm tập trung ở tầng đầu tiên với hai cột chạm rồng và 13 phù điêu chạm hình thú vật trên bề mặt. Ẩn sau loạt hình ảnh được chạm khắc ở tháp Báo Nghiêm là những ý nghĩa sâu xa mà cho đến nay giới nghiên cứu vẫn chưa giải đáp được thấu đáo.3. Cuối năm 2008, trong quá trình đào móng xây dựng lại tòa Tam bảo trong Dự án trùng tu, tôn tạo chùa Phật Tích (huyện Tiên Du), các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nền móng của một tòa bảo tháp ngàn tuổi.Nền móng bảo tháp được phát lộ có hình vuông, trong lòng rỗng, kích thước chân tháp 9,1 mét x 9,1 mét, tường tháp mỗi cạnh dày trung bình 2,4 mét đến 2,43 mét, lòng tháp rộng 4,18 đến 4,20 mét... Các con số này cho thấy tháp xưa có quy mô rất to lớn.Theo Ðại Việt sử ký toàn thư, năm 1057 vua Lý Thánh Tông cho xây một ngọn tháp cao hơn 10 trượng ở chùa Phật Tích. Theo các nhà nghiên cứu, đó chính là tòa tháp để lại nền móng trong lòng đất ngày nay.Các chuyên gia đã nhất trí bảo tồn di tích bằng một phương pháp táo bạo, đó là xây dựng chùa mới phía trên nhưng vẫn bảo toàn nguyên vẹn nền móng tháp bằng một khu vực bảo tồn và trưng bày trong lòng đất...Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.
1. Chùa Dâu (huyện Thuận Thành) hình thành từ buổi đầu Công Nguyên, được coi là ngôi chùa cổ nhất của Việt Nam. Theo sử sách, vào năm 1313, trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng. Ngôi tháp được nhắc đến chính là tháp Hòa Phong.
Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Tường tháp rất vững do xây bằng nhiều lớp gạch, bề dày ước chừng 0,7 mét. Chân tháp vuông, mỗi cạnh rộng gần 7 mét. Kích thước này cho thấy quy mô tòa tháp ngày xưa rất bề thế.
Theo thời gian, tòa tháp cổ đã mất đi 6 tầng trên, nay chỉ còn ba tầng dưới, với chiều cao khoảng 17 mét. Trong tháp treo quả chuông đồng đúc năm 1793 và chiếc khánh cũng bằng đồng, đúc năm 1817. Ở tầng một có bốn tượng Thiên Vương cao 1,6 mét ở bốn góc.
Trong suốt nhiều thế kỷ, tháp Hòa Phong đã đóng vai trò như một hình ảnh mang tính biểu tượng của chùa Dâu. Hình ảnh tòa tháp uy nghiêm đã được khắc ghi trong câu ca dao của người dân xứ Kinh Bắc: “Dù ai đi đâu về đâu/ Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về”.
2. Nằm trong khuôn viên chùa Bút Tháp (huyện Thuận Thành), tháp Báo Nghiêm là một công trình kiến trúc cổ độc đáo hiếm có của Việt Nam. Tháp được có từ khoảng thế kỷ 17-18, là nơi thờ Hoà thượng Chuyết Chuyết (1590-1644), người trụ trì chùa từ năm 1633 - 1644.
Công trình được xây bằng đá, cao 13,05 mét, gồm 5 tầng mặt cắt hình bát giác. Đỉnh tháp trông giống như cây bút khổng lồ vươn thẳng tới trời cao thanh vắng. Các góc của 5 tầng có những quả chuông nhỏ.
Đỉnh tháp có hình bầu hồ lô, tượng trưng cho sự hội tụ linh khí của đất trời. Lòng tháp có một khoang rỗng hình tròn đường kính 2,29 mét, ở tầng dưới cùng đặt tượng Hòa thượng Chuyết Chuyết.
Giá trị mỹ thuật của tháp Báo Nghiêm tập trung ở tầng đầu tiên với hai cột chạm rồng và 13 phù điêu chạm hình thú vật trên bề mặt. Ẩn sau loạt hình ảnh được chạm khắc ở tháp Báo Nghiêm là những ý nghĩa sâu xa mà cho đến nay giới nghiên cứu vẫn chưa giải đáp được thấu đáo.
3. Cuối năm 2008, trong quá trình đào móng xây dựng lại tòa Tam bảo trong Dự án trùng tu, tôn tạo chùa Phật Tích (huyện Tiên Du), các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nền móng của một tòa bảo tháp ngàn tuổi.
Nền móng bảo tháp được phát lộ có hình vuông, trong lòng rỗng, kích thước chân tháp 9,1 mét x 9,1 mét, tường tháp mỗi cạnh dày trung bình 2,4 mét đến 2,43 mét, lòng tháp rộng 4,18 đến 4,20 mét... Các con số này cho thấy tháp xưa có quy mô rất to lớn.
Theo Ðại Việt sử ký toàn thư, năm 1057 vua Lý Thánh Tông cho xây một ngọn tháp cao hơn 10 trượng ở chùa Phật Tích. Theo các nhà nghiên cứu, đó chính là tòa tháp để lại nền móng trong lòng đất ngày nay.
Các chuyên gia đã nhất trí bảo tồn di tích bằng một phương pháp táo bạo, đó là xây dựng chùa mới phía trên nhưng vẫn bảo toàn nguyên vẹn nền móng tháp bằng một khu vực bảo tồn và trưng bày trong lòng đất...
Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.