1. Được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, Bảo vật quốc gia - Chuông Vân Bản là một quả chuông cổ có số phận lịch sử rất đặc biệt. Chuông được đúc trong thời Trần (thế kỷ 13), là một trong ba quả chuông cổ nhất Việt Nam được biết đến cho tới nay.Tương truyền, sau khi đúc, chuông được treo tại chùa Vân Bản (Đồ Sơn – Hải Phòng). Sau nhiều thăng trầm lịch sử, chùa Vân Bản bị đổ nát, chuông lăn xuống biển. Ít lâu sau, dân chúng hò nhau trục vớt được quả chuông ở bến đò Họng, rồi rước về chùa Nam gần đó.Chùa bị đổ do bão lớn, chuông lại lăn xuống biển ở chân núi Tháp. Đến thời Lê, chùa Vân Bản được dựng lại ở ven núi. Người dân Đồ Sơn lại tìm được chuông, đem về treo ở chùa. Sau đó, các lần chuông biến mất trùng với thời điểm đất nước có biến loạn, như thể quả chuông biết tự bảo vệ mình.Thế kỷ 15, chuông biến mất để tránh cuộc hủy hoại văn hóa của giặc Minh. Đầu thế kỷ 19, chuông lại “lặn” xuống biển để tránh việc phá chùa Tháp của Hoàng Cao Khải… Năm 1958, một ngư dân Đồ Sơn đã tìm được quả chuông khi kéo lưới. Chuông Vân Bản được đưa về bảo tàng từ đó đến nay.2. Chùa làng La Chữ (Hương Trà, Thừa Thiên – Huế) là nơi đang lưu giữ một quả chuông độc nhất vô nhị, có thể coi là một báu vật hiếm hoi còn sót lại của triều đại Tây Sơn. Chuông do tướng Võ Văn Dũng cùng phu nhân và nhạc phụ cho đúc và dâng cúng vào năm Quang Trung thứ 4 (1791).Tương truyền, chuông tuy không lớn nhưng khi đánh lên lại có tiếng ngân vang xa kỳ lạ. Vào đầu thời Nguyễn, các bô lão trong làng sợ tiếng chuông vang đến tai vua và bị tịch thu bèn cho “thiến” chuông bằng cách khoan trên đỉnh nhiều lỗ rồi trám chì vào nhằm giảm bớt tiếng vang.Trên thân chuông còn nhiều lỗ thủng và vết xước do đạn bắn trong trận chiến chống quân Pháp xảy ra ở làng La Chữ vào năm 1950. Dù đã phải chịu nhiều tổn hại do các biến động của thời cuộc, mỗi khi được đánh, tiếng chuông vẫn ngân vang trong trẻo.Sau hàng trăm năm, quả chuông kỳ lạ của làng La Chữ vẫn được người dân gìn giữ hết sức cẩn thận như một chứng nhân lịch sử, đồng thời là một “bảo bối” hộ mệnh cho ngôi làng.3. Nằm ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, chùa Cổ Lễ là ngôi chùa cổ nổi tiếng bậc nhất tỉnh Nam Định. Trong chùa có một hồ nước, ở giữa đặt một quả chuông được coi là độc nhất vô nhị Việt Nam.Quả chuông này được gọi là Đại Hồng Chung, do Hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936, là một trong những quả chuông lớn nhất Việt Nam. Theo đo đạc, chuông cao 4,2 mét, đường kính 2,2 mét, thành dày 8 cm, nặng tới 9 tấn.Theo các tư liệu lịch sử, khi quả chuông được đúc xong, do tình hình chiến tranh lan rộng, nhân dân trong vùng đề phòng sự phá hoại của giặc đã đem ngâm quả chuông xuống hồ. Sau năm 1954, chuông được trục vớt và được đặt trên bệ đá giữa ao cho du khách chiêm bái từ đó đến nay.Từ lâu nay, dân gian trong vùng vẫn truyền miệng rằng nếu Đại Hồng Chung được đánh thì cả tỉnh Nam Định và một vài vùng lân cận sẽ nghe được tiếng ngân vang của quả chuông đặc biệt này. Đáng tiếc rằng do sự éo le của thời cuộc mà quả chuông khổng lồ này chưa bao giờ được đánh...Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
1. Được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, Bảo vật quốc gia - Chuông Vân Bản là một quả chuông cổ có số phận lịch sử rất đặc biệt. Chuông được đúc trong thời Trần (thế kỷ 13), là một trong ba quả chuông cổ nhất Việt Nam được biết đến cho tới nay.
Tương truyền, sau khi đúc, chuông được treo tại chùa Vân Bản (Đồ Sơn – Hải Phòng). Sau nhiều thăng trầm lịch sử, chùa Vân Bản bị đổ nát, chuông lăn xuống biển. Ít lâu sau, dân chúng hò nhau trục vớt được quả chuông ở bến đò Họng, rồi rước về chùa Nam gần đó.
Chùa bị đổ do bão lớn, chuông lại lăn xuống biển ở chân núi Tháp. Đến thời Lê, chùa Vân Bản được dựng lại ở ven núi. Người dân Đồ Sơn lại tìm được chuông, đem về treo ở chùa. Sau đó, các lần chuông biến mất trùng với thời điểm đất nước có biến loạn, như thể quả chuông biết tự bảo vệ mình.
Thế kỷ 15, chuông biến mất để tránh cuộc hủy hoại văn hóa của giặc Minh. Đầu thế kỷ 19, chuông lại “lặn” xuống biển để tránh việc phá chùa Tháp của Hoàng Cao Khải… Năm 1958, một ngư dân Đồ Sơn đã tìm được quả chuông khi kéo lưới. Chuông Vân Bản được đưa về bảo tàng từ đó đến nay.
2. Chùa làng La Chữ (Hương Trà, Thừa Thiên – Huế) là nơi đang lưu giữ một quả chuông độc nhất vô nhị, có thể coi là một báu vật hiếm hoi còn sót lại của triều đại Tây Sơn. Chuông do tướng Võ Văn Dũng cùng phu nhân và nhạc phụ cho đúc và dâng cúng vào năm Quang Trung thứ 4 (1791).
Tương truyền, chuông tuy không lớn nhưng khi đánh lên lại có tiếng ngân vang xa kỳ lạ. Vào đầu thời Nguyễn, các bô lão trong làng sợ tiếng chuông vang đến tai vua và bị tịch thu bèn cho “thiến” chuông bằng cách khoan trên đỉnh nhiều lỗ rồi trám chì vào nhằm giảm bớt tiếng vang.
Trên thân chuông còn nhiều lỗ thủng và vết xước do đạn bắn trong trận chiến chống quân Pháp xảy ra ở làng La Chữ vào năm 1950. Dù đã phải chịu nhiều tổn hại do các biến động của thời cuộc, mỗi khi được đánh, tiếng chuông vẫn ngân vang trong trẻo.
Sau hàng trăm năm, quả chuông kỳ lạ của làng La Chữ vẫn được người dân gìn giữ hết sức cẩn thận như một chứng nhân lịch sử, đồng thời là một “bảo bối” hộ mệnh cho ngôi làng.
3. Nằm ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, chùa Cổ Lễ là ngôi chùa cổ nổi tiếng bậc nhất tỉnh Nam Định. Trong chùa có một hồ nước, ở giữa đặt một quả chuông được coi là độc nhất vô nhị Việt Nam.
Quả chuông này được gọi là Đại Hồng Chung, do Hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936, là một trong những quả chuông lớn nhất Việt Nam. Theo đo đạc, chuông cao 4,2 mét, đường kính 2,2 mét, thành dày 8 cm, nặng tới 9 tấn.
Theo các tư liệu lịch sử, khi quả chuông được đúc xong, do tình hình chiến tranh lan rộng, nhân dân trong vùng đề phòng sự phá hoại của giặc đã đem ngâm quả chuông xuống hồ. Sau năm 1954, chuông được trục vớt và được đặt trên bệ đá giữa ao cho du khách chiêm bái từ đó đến nay.
Từ lâu nay, dân gian trong vùng vẫn truyền miệng rằng nếu Đại Hồng Chung được đánh thì cả tỉnh Nam Định và một vài vùng lân cận sẽ nghe được tiếng ngân vang của quả chuông đặc biệt này. Đáng tiếc rằng do sự éo le của thời cuộc mà quả chuông khổng lồ này chưa bao giờ được đánh...
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.