1. Tọa lạc tại số 676 đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP HCM, hội quán Nghĩa An do cộng đồng người Hoa đến từ vùng Nghĩa An, Quảng Đông, lập vào thế kỷ 18 làm nơi hội họp, thờ cúng. Công trình được xây kiến cố từ năm 1819-1820 và kể từ đó đã được trùng tu nhiều lần.Hội quán Nghĩa An còn được gọi là chùa Ông do đây là nơi thờ Quan Công, nhân vật lịch sử thời Tam Quốc được dân gian Trung Hoa tôn thành thần, gọi là Quan Thánh đế quân. Tượng ngài được bài trí giữa chính điện, có tượng Quan Bình và Châu Xương đứng hầu hai bên.Về kiến trúc, như phần lớn các công trình thờ tự của người Hoa, hội quán Nghĩa An có tổng thể hình chữ nhật với các dãy nhà khép kính vuông góc. Nhìn chung, kiến trúc và trang trí ở hội quán thể hiện rõ nét phong cách Triều Châu.Trên phương diện mỹ thuật, hội quán Nghĩa An được coi là nơi hội tụ sự tinh hoa của nghệ thuật thư pháp, chạm đá, chạm gỗ, ghép mảnh sành sứ… ở Nam Bộ nửa cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20.2. Tọa lạc tại số 264 đường Hải Thượng Lãn Ông quận 5, TP HCM, hội quán Nhị Phủ được những người Hoa kiều gốc ở hai phủ Tuyền Châu và Chương Châu (Nhị phủ) thuộc tỉnh Phúc Kiến chung góp công sức, tiền của thành lập vào khoảng năm 1730.Hội quán Nhị Phủ còn được gọi là chùa Ông Bổn do nơi đây thờ ngài Bổn Đầu Công, vị thần bảo vệ đất đai và con người theo quan niệm tâm linh Trung Hoa. Trong các công trình tâm linh của người Hoa ở Chợ Lớn, đây là nơi duy nhất thờ Ông Bổn.Hội quán Nhị Phủ - chùa Ông Bổn có kiến trúc tổng thể theo hình chữ "khẩu", gồm bốn dãy nhà dài, vuông góc nhau, khoảng trống ở giữa tạo nên sân thiên tỉnh. Mỗi dãy nhà đều có một lớp mái, riêng tiền điện có hai tầng mái.Trong hội quán hiện còn lưu giữ một số hiện vật quý, như chuông cổ được đúc vào năm 1825, hàng chục câu đối và hoành phi được làm từ năm 1864 đến năm 1901. Tượng các vị thánh, thần trong hội quán được tạo tác tinh tế, đặt trong những khám thờ trang trí sinh động, đẹp đẽ.3. Nằm ở số 66 Tôn Thất Thiệp, Quận 1, TP HCM, đền Sri Thenday Yutthapani được cộng đồng người Tamil đến từ vùng ven biển Đông Nam Ấn Độ thành lập vào khoảng cuối thế kỷ 19. Năm 1936, đền được trùng tu lớn và có diện mạo như ngày nay.Ngôi đền Ấn Độ này thường được người Việt gọi là chùa Ông, do vị thần chính được ở ở đây là thần Chiến tranh Murugan. Theo truyền thuyết Hindu, ngài là con trai của thần Shiva và thần Parvati. Tượng của ngài ở đền được thể hiện với dáng vẻ oai phong trên xe song mã.Về kiến trúc, đền Sri Thenday Yutthapani mang bố cực điển hình của một ngôi đền Hindu, với một phòng thờ thần Murugan nằm ở trung tâm chính điện. Khu điện thờ chính được bao quanh bởi dãy hành lang rộng rãi và tràn đầy ánh sáng tự nhiên.Công trình mang tính điểm nhấn của đền là ngọn tháp tầng bậc xây năm 1936. Tháp nằm trên sân thượng, ở vị trí thẳng đứng so với phòng thờ thần Murugan bên trong đền. Đỉnh tháp được bài trí bằng nhiều tượng thần, tượng người, động vật được đắp tinh tế, rực rỡ sắc màu.Mời quý độc giả xem video: Hoài niệm Sài Gòn xưa | VTV24.
1. Tọa lạc tại số 676 đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP HCM, hội quán Nghĩa An do cộng đồng người Hoa đến từ vùng Nghĩa An, Quảng Đông, lập vào thế kỷ 18 làm nơi hội họp, thờ cúng. Công trình được xây kiến cố từ năm 1819-1820 và kể từ đó đã được trùng tu nhiều lần.
Hội quán Nghĩa An còn được gọi là chùa Ông do đây là nơi thờ Quan Công, nhân vật lịch sử thời Tam Quốc được dân gian Trung Hoa tôn thành thần, gọi là Quan Thánh đế quân. Tượng ngài được bài trí giữa chính điện, có tượng Quan Bình và Châu Xương đứng hầu hai bên.
Về kiến trúc, như phần lớn các công trình thờ tự của người Hoa, hội quán Nghĩa An có tổng thể hình chữ nhật với các dãy nhà khép kính vuông góc. Nhìn chung, kiến trúc và trang trí ở hội quán thể hiện rõ nét phong cách Triều Châu.
Trên phương diện mỹ thuật, hội quán Nghĩa An được coi là nơi hội tụ sự tinh hoa của nghệ thuật thư pháp, chạm đá, chạm gỗ, ghép mảnh sành sứ… ở Nam Bộ nửa cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20.
2. Tọa lạc tại số 264 đường Hải Thượng Lãn Ông quận 5, TP HCM, hội quán Nhị Phủ được những người Hoa kiều gốc ở hai phủ Tuyền Châu và Chương Châu (Nhị phủ) thuộc tỉnh Phúc Kiến chung góp công sức, tiền của thành lập vào khoảng năm 1730.
Hội quán Nhị Phủ còn được gọi là chùa Ông Bổn do nơi đây thờ ngài Bổn Đầu Công, vị thần bảo vệ đất đai và con người theo quan niệm tâm linh Trung Hoa. Trong các công trình tâm linh của người Hoa ở Chợ Lớn, đây là nơi duy nhất thờ Ông Bổn.
Hội quán Nhị Phủ - chùa Ông Bổn có kiến trúc tổng thể theo hình chữ "khẩu", gồm bốn dãy nhà dài, vuông góc nhau, khoảng trống ở giữa tạo nên sân thiên tỉnh. Mỗi dãy nhà đều có một lớp mái, riêng tiền điện có hai tầng mái.
Trong hội quán hiện còn lưu giữ một số hiện vật quý, như chuông cổ được đúc vào năm 1825, hàng chục câu đối và hoành phi được làm từ năm 1864 đến năm 1901. Tượng các vị thánh, thần trong hội quán được tạo tác tinh tế, đặt trong những khám thờ trang trí sinh động, đẹp đẽ.
3. Nằm ở số 66 Tôn Thất Thiệp, Quận 1, TP HCM, đền Sri Thenday Yutthapani được cộng đồng người Tamil đến từ vùng ven biển Đông Nam Ấn Độ thành lập vào khoảng cuối thế kỷ 19. Năm 1936, đền được trùng tu lớn và có diện mạo như ngày nay.
Ngôi đền Ấn Độ này thường được người Việt gọi là chùa Ông, do vị thần chính được ở ở đây là thần Chiến tranh Murugan. Theo truyền thuyết Hindu, ngài là con trai của thần Shiva và thần Parvati. Tượng của ngài ở đền được thể hiện với dáng vẻ oai phong trên xe song mã.
Về kiến trúc, đền Sri Thenday Yutthapani mang bố cực điển hình của một ngôi đền Hindu, với một phòng thờ thần Murugan nằm ở trung tâm chính điện. Khu điện thờ chính được bao quanh bởi dãy hành lang rộng rãi và tràn đầy ánh sáng tự nhiên.
Công trình mang tính điểm nhấn của đền là ngọn tháp tầng bậc xây năm 1936. Tháp nằm trên sân thượng, ở vị trí thẳng đứng so với phòng thờ thần Murugan bên trong đền. Đỉnh tháp được bài trí bằng nhiều tượng thần, tượng người, động vật được đắp tinh tế, rực rỡ sắc màu.
Mời quý độc giả xem video: Hoài niệm Sài Gòn xưa | VTV24.