Tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Di tích quốc gia đặc biệt - chùa Keo là một trong số ít những ngôi chùa cổ ở Việt Nam còn bảo tồn được hầu như nguyên vẹn kiến trúc xưa.Trong quần thể kiến trúc của ngôi chùa có tuổi đời 4 thế kỷ, công trình nổi bật nhất là gác chuông nằm phía sau khuôn viên, được đánh giá là gác chuông to đẹp vào hàng bậc nhất trong các gác chuông của chùa cổ Việt Nam. Gác chuông chùa Keo được làm hoàn toàn bằng gỗ, có tới ba tầng, 12 mái (gác chuông của các chùa cổ khác ở Bắc Bộ chỉ làm 2 tầng, 8 mái), kiến trúc mặt bằng theo hình vuông, có chiều cạnh 8,53 x 8,92 mét, độ cao từ nền tới bờ nóc là 11,5 mét.Mỗi tầng của gác chuông được làm 4 mái, mỗi mái đều có đầu đao cong mềm mại. Kết cấu gỗ của công trình sử dụng hệ thống “chồng đấu tiếp rui”, vốn phổ biến ở Trung Hoa và Nhật Bản, rất hiếm gặp trong kiến trúc gỗ Việt Nam truyền thống.Tỷ lệ giữa các tầng kiến trúc của gác chuông rất cân đối, tỷ lệ hợp lý giữa các bờ nóc, bờ thẳng, bờ mềm, độ vươn của bờ nóc gác đao được hài hoà trong tổng thể kiến trúc.Các chi tiết chạm khắc trang trí mỹ thuật tinh xảo càng tôn thêm vẻ đẹp lộng lẫy của tòa gác chuông.Đặt trong toàn thể hệ thống kiến trúc chùa Keo, gác chuông hòa nhập một cách hoàn hảo với các công trình khác, góp phần làm nên giá trị của một Di tích quốc gia đặc biệt.Theo đánh giá của giới nghiên cứu, gác chuông chùa Keo là một trong những công trình sáng giá nhất trong toàn bộ kiến trúc Phật giáo Việt Nam hiện tồn.Ngoài giá trị về mỹ thuật, gác chuông của ngôi chùa cổ nổi tiếng này còn lưu giữ được một số hiện vật quý như chuông và khánh đá, là đối tượng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.Với người dân Thái Bình, từ lâu nay gác chuông Chùa Keo đã được coi là biểu tượng của mảnh đất quê hương, đi vào nhiều loại hình nghệ thuật như tranh, ảnh, thơ, ca...Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.
Tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Di tích quốc gia đặc biệt - chùa Keo là một trong số ít những ngôi chùa cổ ở Việt Nam còn bảo tồn được hầu như nguyên vẹn kiến trúc xưa.
Trong quần thể kiến trúc của ngôi chùa có tuổi đời 4 thế kỷ, công trình nổi bật nhất là gác chuông nằm phía sau khuôn viên, được đánh giá là gác chuông to đẹp vào hàng bậc nhất trong các gác chuông của chùa cổ Việt Nam.
Gác chuông chùa Keo được làm hoàn toàn bằng gỗ, có tới ba tầng, 12 mái (gác chuông của các chùa cổ khác ở Bắc Bộ chỉ làm 2 tầng, 8 mái), kiến trúc mặt bằng theo hình vuông, có chiều cạnh 8,53 x 8,92 mét, độ cao từ nền tới bờ nóc là 11,5 mét.
Mỗi tầng của gác chuông được làm 4 mái, mỗi mái đều có đầu đao cong mềm mại. Kết cấu gỗ của công trình sử dụng hệ thống “chồng đấu tiếp rui”, vốn phổ biến ở Trung Hoa và Nhật Bản, rất hiếm gặp trong kiến trúc gỗ Việt Nam truyền thống.
Tỷ lệ giữa các tầng kiến trúc của gác chuông rất cân đối, tỷ lệ hợp lý giữa các bờ nóc, bờ thẳng, bờ mềm, độ vươn của bờ nóc gác đao được hài hoà trong tổng thể kiến trúc.
Các chi tiết chạm khắc trang trí mỹ thuật tinh xảo càng tôn thêm vẻ đẹp lộng lẫy của tòa gác chuông.
Đặt trong toàn thể hệ thống kiến trúc chùa Keo, gác chuông hòa nhập một cách hoàn hảo với các công trình khác, góp phần làm nên giá trị của một Di tích quốc gia đặc biệt.
Theo đánh giá của giới nghiên cứu, gác chuông chùa Keo là một trong những công trình sáng giá nhất trong toàn bộ kiến trúc Phật giáo Việt Nam hiện tồn.
Ngoài giá trị về mỹ thuật, gác chuông của ngôi chùa cổ nổi tiếng này còn lưu giữ được một số hiện vật quý như chuông và khánh đá, là đối tượng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
Với người dân Thái Bình, từ lâu nay gác chuông Chùa Keo đã được coi là biểu tượng của mảnh đất quê hương, đi vào nhiều loại hình nghệ thuật như tranh, ảnh, thơ, ca...
Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.