Ảnh màu hiếm có về Lý Liên Anh: Diện mạo gian ác

Google News

Lý do đằng sau việc thái giám Lý Liên Anh được Từ Hi Thái hậu yêu quý không phải vì ông ta biết chải tóc khéo như lời đồn đại bấy lâu.

Cuộc đời thái giám được Từ Hi Thái hậu cưng chiều nhất

Suốt mấy chục năm đầy biến động cuối đời nhà Thanh, Từ Hi Thái hậu đã lèo lái triều đình suốt gần nửa thế kỷ.

Có người nói Từ Hi Thái hậu cả một đời phóng khoáng, xa xỉ nên bắt cả nhà Thanh chết cùng mình, cũng có người lại cho rằng tình hình nhà Thanh những năm cuối cùng vốn đã không thể cứu vãn, cho dù là Tần Thủy Hoàng sống dậy cũng không thể làm gì.

Nói về Từ Hi Thái hậu, bà trở thành quả phụ ở tuổi 26, nhưng may mắn thay có một người trước sau như một kề cạnh bà suốt nửa cuộc đời, đó là thái giám Lý Liên Anh.

Lý Liên Anh sinh năm 1848 tại tỉnh Đại Thành, phủ Thuận Thiên. Sử sách có thể lưu lại chi tiết ngày sinh của một thái giám tới vậy, cũng coi như là điều hiếm thấy.

Lý Liên Anh xuất thân hoàn toàn không tốt, có cha là kẻ lưu manh nơi đầu đường xó chợ. Lý Liên Anh cũng chưa từng đi học, thậm chí người nhà còn không nuôi nổi ông ta, nên năm 7 tuổi phải tịnh thân.

Theo đúng quy trình trong cung, sau 1 năm quan sát, Lý Liên Anh mới được làm thái giám trong phủ Trịnh Thân Vương Đoan Hoa.

Lý Liên Anh tuy không hiểu biết văn hóa, nhưng tư chất xán lạn, miệng lưỡi linh hoạt, lại biết nhìn sắc mặt đoán ý người khác, nên rất nhanh được gửi vào trong cung làm thái giám.

Năm 1864, Lý Liên Anh 16 tuổi, được điều tới hầu hạ bên cạnh Từ Hi Thái hậu. Khi đó, Hàm Phong hoàng đế đã qua đời được 3 năm. Sau này, trong cung tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về lý do tại sao ông ta lại giành được sự yêu mến của Từ Hi Thái hậu.

Anh mau hiem co ve Ly Lien Anh: Dien mao gian ac

Có tin đồn cho rằng, Lý Liên Anh từng học kỹ thuật chải tóc điệu nghệ, nhân cơ hội thái giám chải đầu bên cạnh Từ Hi Thái hậu làm không tốt, bị xử tử, Lý Liên Anh mới được thay thế. Nhưng theo ghi chép trong sách Cung nữ đàm vãn, hồi ức của không ít cung nữ đã phá vỡ căn cứ tin đồn này.

EQ cao hơn người, chịu khó học hỏi, nâng cao năng lực của bản thân

Lý Liên Anh trên thực tế là người biết đọc và viết, thư pháp của ông rất uyển chuyển và phóng khoáng. Qua "Bức thư nhận hối lộ" duy nhất còn lại của Lý Liên Anh, có thể thấy thực tế ông không hề giống như lời bôi nhọ của các đại thần rằng thái giám này một chữ bẻ đôi cũng không biết.

Một người rõ ràng chưa từng được hưởng nền giáo dục như Lý Liên Anh, tại sao lại có thể viết ra những nét chữ đẹp tới vậy, chẳng những thế còn được Từ Hi Thái hậu xem trọng cả đời? Nếu nói Lý Liên Anh có dung mạo khiến người khác yêu mến, thì tuyệt đối không có căn cứ. Bởi toàn bộ sử sách của nhà Thanh không hề có câu nào ngợi khen ngoại hình của người này.

Hơn nữa, từ những bức ảnh về nhà Thanh những năm cuối, ngay cả dã sử cũng chưa từng có ý kiến nào mô tả dáng vẻ thanh tao như ngọc của Lý Liên Anh. Từ những bức ảnh, thật không khó để nhìn thấy Lý Liên Anh tướng mạo xấu xí, trên mặt có lấm tấm mụn, ánh mắt nham hiểm. Vẻ ngoài của ông ta còn chứng minh cho câu nói "sống trong cung mà không độc ác và thủ đoạn thì khó mà ngoi lên cao được".

Lý Liên Anh khiến Từ Hi phá vỡ các quy tắc mà tổ tiên đưa ra. Ông được đề bạt cất nhắc lên chức thủ lĩnh các đại thái giám năm 26 tuổi, 31 tuổi trở thành tổng quản Hoa Linh Tứ phẩm, 46 tuổi phá vỡ giới hạn của chức vụ thái giám, được phong thưởng nhị phẩm mang Hoa Linh (một loại mũ trang sức của nhà Thanh, ban thưởng cho những người có công).

Tất cả những điều này cho thấy Lý Liên Anh thông minh tài trí hơn người.

Anh mau hiem co ve Ly Lien Anh: Dien mao gian ac-Hinh-2

Dù hồi còn nhỏ, Lý Liên Anh không có điều kiện học chữ, nhưng sau khi vào phủ Vương gia rồi vào cung, lại tiếp thu rất nhanh. Để lấy lòng chủ tử, kỹ nghệ gì ông ta cũng theo các vị sư phụ bên ngoài cung học tập.

Trí tuệ cảm xúc của Lý Liên Anh cũng rất cao, chưa từng nói lời nào trái ý người khác. Từ Hi là người thích thể diện, có những lúc bà mất hình ảnh trước mặt người khác, vẫn luôn là Lý Liên Anh ứng cứu kịp thời.

Ví dụ, khi Từ Hi ban phúc (福) cho ai đó, không cẩn thận viết bộ thủ "⺭" thành "衣". Một vị tiểu vương gia với năng lực phán đoán tình hình kém, đã chỉ ra sai sót này ngay trước mặt mọi người, khiến toàn bộ mọi người có mặt đều vô cùng ngượng ngùng và căng thẳng. Khi ấy Lý Liên Anh đã đứng ra dàn xếp rất khéo: "Phúc của lão Phật gia ban đều nhiều hơn của người khác" (số nét trên chữ "衣" nhiều hơn bộ"⺭"), lúc đó mọi người mới thở phào nhẹ nhõm.

Những sự việc như vậy xảy ra rất nhiều lần, lâu dần Tư Hi trở nên ỷ lại vào Lý Liên Anh.

Ngoài ra, trong thế giới cổ đại để trở thành một nô bộc tốt, quan trọng nhất là lòng trung thành với chủ nhân. Và điều này Lý Liên Anh chắc chắn làm rất tốt, nhưng cũng vì thế mà sau này có người còn cho rằng giữa Lý Liên Anh và Từ Hi từng có những cử chỉ thân mật.

Nhưng họ cũng chỉ là người của sau này, những lời đồn đại hiếm hoi như vậy vốn cũng không thể truy tới cùng, nhưng tình cảm giữa Lý Liên Anh và Từ Hi đích thị là rất sâu đậm.

Anh mau hiem co ve Ly Lien Anh: Dien mao gian ac-Hinh-3

Theo sách "Vãn Thanh cung đình sinh hoạt kiến vấn" (Những điều mắt thấy tai nghe cuộc sống cung đình cuối đời Thanh), ghi chép lại hồi ức của các lão thái giám, Từ Hi Thái hậu những năm cuối đời, mỗi buổi sáng cứ tỉnh dậy là sẽ gọi Lý Liên Anh vừa tản bộ vừa tâm sự ở hoa viên.

Khi Từ Hi Thái hậu xem ca kịch hay thưởng hoa thông thường đều sẽ gọi Lý Liên Anh, cũng chỉ có ông hiểu lòng thái hậu, dốc hết tâm sức trò chuyện, làm bà vui lòng. Từ Hi Thái hậu ngủ không ngon giấc, nhưng Lý Liên Anh dù đã già cũng luôn túc trực có mặt khi Thái hậu cần, nói chuyện cùng Thái hậu. Lý Liên Anh còn vì thế mà thu thập thuật trường sinh của Hoàng đế và Lão tử, kể cho Từ Hi nghe.

Từ Hi xem Lý Liên Anh là tri kỷ, nhưng Lý Liên Anh lại một mực giữ bổn phận nô bộc của mình. Năm 1909, Từ Hi Thái hậu qua đời năm 73 tuổi, Lý Liên Anh khi đó ở tuổi 61, sau 100 ngày để tang, ông cũng lui về ở ẩn, cả đời chỉ nhận Từ Hi là chủ nhân.

Tuy nhiên, trong vai trò kề cận người nắm quyền tối cao cuối triều thanh suốt 45 năm, Lý Liên Anh vẫn không tránh khỏi kết cục tàn khốc.

Năm 1911, trước khi triều Thanh diệt vong, Lý Liên Anh qua đời, hưởng thọ 63 tuổi. Nguyên nhân cái chết của ông vẫn còn là một bí mật, nhưng đích thực là không còn hài cốt.

Cuộc đời Lý Liên Anh có thể coi là bị kịch hay không, không chắc chắn nhưng chắc chắn ông là người đã chứng kiến toàn bộ bi kịch nhà Thanh suy vong ở ngay chính trung tâm của quyền lực.

Theo Khánh An/ Tổ Quốc

>> xem thêm

Bình luận(0)