Vào năm 1975, Liên Xộ khởi động Chương trình tàu vũ trụ sử dụng nhiều lần Buran nhằm cạnh tranh với Mỹ trong công cuộc kiểm soát không gian. Việc chế tạo tàu con thoi cho chương trình bắt đầu năm 1980 và tới năm 1984, tàu Buran - tàu con thoi đầu tiên của Liên Xô đã xuất xưởng. Ảnh: Englishrussia.comĐến tháng 9/1988, Liên Xô công bố trước toàn thế giới thông tin chấn động về tàu con thoi có thể sử dụng nhiều lần do họ chế tạo. Ảnh: Englishrussia.comNgày 15/11/1988, tàu con thoi Buran được đưa lên quỹ đạo bởi tên lửa Energia được thiết kế đặc biệt. Ảnh: Englishrussia.comCon tàu đã bay quanh Trái Đất hai lần trong 206 phút trước khi quay về, trình diễn một màn tự động hạ cánh ấn tượng ở trên đường băng sân bay vũ trụ Baikonur. Ảnh: Englishrussia.comSau chuyến bay vào vũ trụ đầu tiên của Buran, báo chí Liên Xô hứa hẹn nhiều về một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực thám hiểm không gian. Ảnh: Englishrussia.comNhưng trên thực tế chuyến bay ra mắt của tàu Buran lại chính là chuyến bay cuối cùng của nó. Ảnh: Englishrussia.comSau chuyến bay đầu tiên, dự án Buran bị đình trệ vì thiếu ngân sách và tình hình chính trị ở Liên Xô. Hai chiếc tàu vũ trụ sau, dự kiến hoàn thành năm 1990 và 1992 không bao giờ hoàn thành. Ảnh: Englishrussia.comDự án bị chính thức kết thúc vào ngày 30/6/1993. Vào thời điểm nó bị huỷ bỏ, 20 tỷ rúp đã được chi tiêu cho chương trình. Ảnh: Englishrussia.comTuy vậy, những công nghệ phát triển cho dự án Buran đã được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Động cơ cực mạnh R-170 được chế tạo cho tầng thứ nhất của tên lửa Energia, được Ukraina sử dụng cho loại tên lửa Zenit của họ. Loại động cơ cỡ nhỏ hơn RD-180 và RD-190 được Nga dùng cho tên lửa thế hệ kế tiếp Angara và người Mỹ sử dụng cho tên lửa đẩy Atlas của mình. Ảnh: Englishrussia.com
Vào năm 1975, Liên Xộ khởi động Chương trình tàu vũ trụ sử dụng nhiều lần Buran nhằm cạnh tranh với Mỹ trong công cuộc kiểm soát không gian. Việc chế tạo tàu con thoi cho chương trình bắt đầu năm 1980 và tới năm 1984, tàu Buran - tàu con thoi đầu tiên của Liên Xô đã xuất xưởng. Ảnh: Englishrussia.com
Đến tháng 9/1988, Liên Xô công bố trước toàn thế giới thông tin chấn động về tàu con thoi có thể sử dụng nhiều lần do họ chế tạo. Ảnh: Englishrussia.com
Ngày 15/11/1988, tàu con thoi Buran được đưa lên quỹ đạo bởi tên lửa Energia được thiết kế đặc biệt. Ảnh: Englishrussia.com
Con tàu đã bay quanh Trái Đất hai lần trong 206 phút trước khi quay về, trình diễn một màn tự động hạ cánh ấn tượng ở trên đường băng sân bay vũ trụ Baikonur. Ảnh: Englishrussia.com
Sau chuyến bay vào vũ trụ đầu tiên của Buran, báo chí Liên Xô hứa hẹn nhiều về một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực thám hiểm không gian. Ảnh: Englishrussia.com
Nhưng trên thực tế chuyến bay ra mắt của tàu Buran lại chính là chuyến bay cuối cùng của nó. Ảnh: Englishrussia.com
Sau chuyến bay đầu tiên, dự án Buran bị đình trệ vì thiếu ngân sách và tình hình chính trị ở Liên Xô. Hai chiếc tàu vũ trụ sau, dự kiến hoàn thành năm 1990 và 1992 không bao giờ hoàn thành. Ảnh: Englishrussia.com
Dự án bị chính thức kết thúc vào ngày 30/6/1993. Vào thời điểm nó bị huỷ bỏ, 20 tỷ rúp đã được chi tiêu cho chương trình. Ảnh: Englishrussia.com
Tuy vậy, những công nghệ phát triển cho dự án Buran đã được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Động cơ cực mạnh R-170 được chế tạo cho tầng thứ nhất của tên lửa Energia, được Ukraina sử dụng cho loại tên lửa Zenit của họ. Loại động cơ cỡ nhỏ hơn RD-180 và RD-190 được Nga dùng cho tên lửa thế hệ kế tiếp Angara và người Mỹ sử dụng cho tên lửa đẩy Atlas của mình. Ảnh: Englishrussia.com