Tivi đen trắng được coi là một trong những vật dụng xa xỉ nhất thời bao cấp. Trong ảnh là chiếc tivi Samsung. Ảnh: Chovinh.Trong xóm, những nhà nào có tivi đen trắng, tối đến thường có rất đông bà con lối xóm đến để nghe tin tức, xem phim truyện. Từ tivi này, mà tin tức trong nước lẫn quốc tế được truyền đến bà con.Với các em bé, chương trình Những bông hoa nhỏ rất được yêu thích. Đài truyền hình đã dành một “khung giờ lý tưởng” để trẻ thơ cả nước giải trí, tiếp nhận những bài học bổ ích. Đây là món quà tinh thần tạo sự phấn khích và động lực cho các em học tập, sống vui, sống đẹp... và sau này trở thành "huyền thoại", được nhắc nhớ nhiều. Ảnh: Tư liệu.Ngày đó, chỉ những gia đình khả giả mới có được những vật dụng này. Nó có giá bằng cả một gia tài.Thi thoảng, những chiếc tivi bị "lác", dùng tay đập đập vài cái lại lên hình. Hoặc để có được hình ảnh "nét", phải xoay ăng - ten mỏi cổ. Ngày đó, cũng chưa có nhiều chương trình truyền hình để lựa chọn. Tuy nhiên, đó là món ăn tinh thần thực sự quý giá trong thời đại "đói thông tin" lúc đó.Ngoài tivi, một vật dụng nữa giúp người dân thời bao cấp kết nối được với thông tin từ "thế giới bên ngoài" đó là chiếc đài, radio. Trong ảnh là chiếc National Panasonic RF 1300 Rhythm Machine độc nhất vô nhị tại Việt Nam. Ảnh: Thời đại.Thời bao cấp, những chương trình thời sự, ca nhạc, kể chuyện... từ đài đều được háo hức chờ đợi.Thời điểm trước 1985, những ai có đài VEF 206 thực sự rất quý. Những gia đình ở nông thôn phải bán cả lứa lợn chưa chắc sắm được chiếc đài Liên Xô này.Đài NatiNal 2 cửa băng. Ảnh: Docu24.Ngày đó, từ đài, nhiều bài hát đã được học thuộc. Những chương trình ca nhạc phát đi phát lại những bài hát yêu thích là món ăn tinh thần giá trị đối với mọi người.Chiếc radio cổ thời Liên Xô VEF 206 thông dụng thời bao cấp. Ảnh: Zing.Chiếc điện thoại để bàn. Thời đó, cũng chỉ gia đình khá giả mới có.Loa phường cũng là sản phẩm thời bao cấp. Đây là hệ thống phát thanh cấp phường, xã hay còn gọi là loa phường đã quen thuộc với người Hà Nội nhiều chục năm qua...Thời chiến tranh, bên cạnh những thông tin kinh tế xã hội hàng ngày, loa phường còn có nhiệm vụ cảnh báo mỗi khi máy bay đến, báo động trong tình huống khẩn cấp.
Tivi đen trắng được coi là một trong những vật dụng xa xỉ nhất thời bao cấp. Trong ảnh là chiếc tivi Samsung. Ảnh: Chovinh.
Trong xóm, những nhà nào có tivi đen trắng, tối đến thường có rất đông bà con lối xóm đến để nghe tin tức, xem phim truyện. Từ tivi này, mà tin tức trong nước lẫn quốc tế được truyền đến bà con.
Với các em bé, chương trình Những bông hoa nhỏ rất được yêu thích. Đài truyền hình đã dành một “khung giờ lý tưởng” để trẻ thơ cả nước giải trí, tiếp nhận những bài học bổ ích. Đây là món quà tinh thần tạo sự phấn khích và động lực cho các em học tập, sống vui, sống đẹp... và sau này trở thành "huyền thoại", được nhắc nhớ nhiều. Ảnh: Tư liệu.
Ngày đó, chỉ những gia đình khả giả mới có được những vật dụng này. Nó có giá bằng cả một gia tài.
Thi thoảng, những chiếc tivi bị "lác", dùng tay đập đập vài cái lại lên hình. Hoặc để có được hình ảnh "nét", phải xoay ăng - ten mỏi cổ. Ngày đó, cũng chưa có nhiều chương trình truyền hình để lựa chọn. Tuy nhiên, đó là món ăn tinh thần thực sự quý giá trong thời đại "đói thông tin" lúc đó.
Ngoài tivi, một vật dụng nữa giúp người dân thời bao cấp kết nối được với thông tin từ "thế giới bên ngoài" đó là chiếc đài, radio. Trong ảnh là chiếc National Panasonic RF 1300 Rhythm Machine độc nhất vô nhị tại Việt Nam. Ảnh: Thời đại.
Thời bao cấp, những chương trình thời sự, ca nhạc, kể chuyện... từ đài đều được háo hức chờ đợi.
Thời điểm trước 1985, những ai có đài VEF 206 thực sự rất quý. Những gia đình ở nông thôn phải bán cả lứa lợn chưa chắc sắm được chiếc đài Liên Xô này.
Đài NatiNal 2 cửa băng. Ảnh: Docu24.
Ngày đó, từ đài, nhiều bài hát đã được học thuộc. Những chương trình ca nhạc phát đi phát lại những bài hát yêu thích là món ăn tinh thần giá trị đối với mọi người.
Chiếc radio cổ thời Liên Xô VEF 206 thông dụng thời bao cấp. Ảnh: Zing.
Chiếc điện thoại để bàn. Thời đó, cũng chỉ gia đình khá giả mới có.
Loa phường cũng là sản phẩm thời bao cấp. Đây là hệ thống phát thanh cấp phường, xã hay còn gọi là loa phường đã quen thuộc với người Hà Nội nhiều chục năm qua...
Thời chiến tranh, bên cạnh những thông tin kinh tế xã hội hàng ngày, loa phường còn có nhiệm vụ cảnh báo mỗi khi máy bay đến, báo động trong tình huống khẩn cấp.