Tình hình chiến sự ở miền Nam năm 1975 đã có những bước ngoặt quyết định. Kể từ tháng 3, chính quyền Sài Gòn đã mất hàng loạt địa bàn chiến lược ở miền Trung và Tây Nguyên. Ảnh: Binh lính Sài Gòn tập trung ở bãi biển Đà Nẵng để chuẩn bị rút khỏi thành phố, cuối tháng 3/1975.Đà Nẵng, thành phố lớn thứ 2 ở miền Nam đã thất thủ ngày 29/3, kéo theo cảnh tượng hỗn loạn khi binh lính Sài Gòn tìm cách tháo chạy khỏi nơi đây.Từ ngày 28/3, binh sĩ Sài Gòn đã tập trung dọc bãi biển Đà Nẵng và tìm cách bơi ra các tàu thuyền trước khi quân đội Giải phóng tiến vào thành phố.Nhà báo Alan Dawson mô tả Đà Nẵng trong ngày 28/3: "Binh lính rã ngũ nổi loạn, cố sức thoát ra hoặc vơ vét cái gì có thể kiếm được trong khoái lạc bắn giết và cướp bóc..."."...Các tướng tá thì đang hoạch định các chuyến bay để bí mật trốn thoát... Suốt đêm, sự huỷ hoại, vơ vét, trộm cướp và hãm hiếp tiếp diễn. Toà nhà lãnh sự Mỹ, con voi trắng bị lột chỉ còn trơ cái vỏ".Binh lính Sài Gòn đã vứt bỏ lại rất nhiều loại vũ khí hạng nặng, gồm cả xe tăng và máy bay trực thăng trước khi đào thoát từ bờ biển.Binh lính trên các tàu đổ bộ ném dây xuống cho các đồng đội đào thoát đang bơi đến trên những chiếc phao bằng ruột xe.Ước tính, chỉ một phần nhỏ trong số 100.000 binh sĩ phòng thủ Đà Nẵng được di tản trước khi thành phố này thất thủ.Tình cảnh tương tự xảy ra khi Sài Gòn được giải phóng ngày 30/4/1975. Hàng vạn binh lính ở nơi đây đã vứt bỏ cùng quân phục và tìm cách thoát khỏi thành phố.Binh lính Sài Gòn chen chúc trên một chuyến tàu quân sự rời khỏi Việt Nam.
Tình hình chiến sự ở miền Nam năm 1975 đã có những bước ngoặt quyết định. Kể từ tháng 3, chính quyền Sài Gòn đã mất hàng loạt địa bàn chiến lược ở miền Trung và Tây Nguyên. Ảnh: Binh lính Sài Gòn tập trung ở bãi biển Đà Nẵng để chuẩn bị rút khỏi thành phố, cuối tháng 3/1975.
Đà Nẵng, thành phố lớn thứ 2 ở miền Nam đã thất thủ ngày 29/3, kéo theo cảnh tượng hỗn loạn khi binh lính Sài Gòn tìm cách tháo chạy khỏi nơi đây.
Từ ngày 28/3, binh sĩ Sài Gòn đã tập trung dọc bãi biển Đà Nẵng và tìm cách bơi ra các tàu thuyền trước khi quân đội Giải phóng tiến vào thành phố.
Nhà báo Alan Dawson mô tả Đà Nẵng trong ngày 28/3: "Binh lính rã ngũ nổi loạn, cố sức thoát ra hoặc vơ vét cái gì có thể kiếm được trong khoái lạc bắn giết và cướp bóc...".
"...Các tướng tá thì đang hoạch định các chuyến bay để bí mật trốn thoát... Suốt đêm, sự huỷ hoại, vơ vét, trộm cướp và hãm hiếp tiếp diễn. Toà nhà lãnh sự Mỹ, con voi trắng bị lột chỉ còn trơ cái vỏ".
Binh lính Sài Gòn đã vứt bỏ lại rất nhiều loại vũ khí hạng nặng, gồm cả xe tăng và máy bay trực thăng trước khi đào thoát từ bờ biển.
Binh lính trên các tàu đổ bộ ném dây xuống cho các đồng đội đào thoát đang bơi đến trên những chiếc phao bằng ruột xe.
Ước tính, chỉ một phần nhỏ trong số 100.000 binh sĩ phòng thủ Đà Nẵng được di tản trước khi thành phố này thất thủ.
Tình cảnh tương tự xảy ra khi Sài Gòn được giải phóng ngày 30/4/1975. Hàng vạn binh lính ở nơi đây đã vứt bỏ cùng quân phục và tìm cách thoát khỏi thành phố.
Binh lính Sài Gòn chen chúc trên một chuyến tàu quân sự rời khỏi Việt Nam.