Những chiếc bật lửa Zippo nhỏ bé là một trong những vật dụng phổ biến, trở thành một thứ văn hóa tiêu biểu cho nước Mỹ. Trong chiến tranh Việt Nam, chúng là thứ vật dụng cá nhân tiêu chuẩn của mọi lính Mỹ. Ảnh: Hình ảnh "nổi tiếng" của bật lửa Zippo tại chiến trường Việt Nam là công cụ đươc lính Mỹ sử dụng để đốt nhà cửa của những người dân vô tội (Ảnh: Telegraph).Chán chường với những ngày tháng chôn vùi tuổi trẻ trong cuộc chiến vô nghĩa, nhiều lính Mỹ đã dồn tâm trạng của mình lên chiếc bật lửa zippo, bằng những nét khắc đa dạng, từ mộc mạc đến phức tạp. Sau cuộc chiến, chúng trở thành một dòng bật lửa riêng, được người sưu tầm trên toàn Thế giới săn lùng. Ảnh: Hình khắc trên bật lửa Zippo của lính Mỹ tại Việt Nam rất đa dạng, có thể chỉ đơn giản là những hình ảnh kỷ niệm rất đẹp như thế này...Cuộc chiến Việt Nam gây chia rẽ sâu sắc trong nội bộ nước Mỹ. Bức tranh về cuộc chiến với người lính Mỹ khi sang tới Việt Nam khác rất nhiều so với những gì họ được tuyên truyền trước khi lên đường. Như thông điệp của người lính này: "Đừng nói với tôi về Việt Nam bởi tôi đã đến đó".Đầy đủ các chiến trường từng đóng quân, chiến đấu, với lời nhắn gửi "Chiến tranh là địa ngục".Mệt mỏi, chán chường có lẽ là thứ tâm trạng phổ biến nhất của lính Mỹ tại Việt Nam: "Nếu có một đồng ruộng ở Việt Nam và một ngôi nhà ở địa ngục, tôi sẽ bán cánh đồng và về địa ngục sống".Chiến trường Việt Nam khác xa những gì lính Mỹ tưởng tượng. Phần đông trong số họ nhận thức được rõ mình đã phí hoài những năm tháng tuổi trẻ mà chẳng vì cái gì cả: "lúc nào cũng cơ bắp hoặc lúc nào cũng 'phê', tôi đã đi được một năm rồi, tôi sắp về nhà"."Ngày là chiến binh, đêm là người tình, say xỉn do chọn lựa, đi lính thủy quân lục chiến là một sai lầm"."Chiến tranh là địa ngục, nhưng thực chiến mới là khủng khiếp".Chúng ta là những kẻ không ý chí, được huấn luyện bởi những kẻ không trình độ, làm những việc không tưởng cho những kẻ vô ơn"."Trong đời, chúng ta thường xuyên phải làm điều mà mình không thích"."Sống vui lên! Đằng nào mà chúng ta chả xuống địa ngục với nhau hết", một người lính đóng quân tại Cam Ranh tự động viên mình."Điều duy nhất tôi thu lại được sau khi giết một con người là cảm giác súng giật".Người lính này chọn hòa bình nhưng sau cùng lại tới Việt Nam tham chiến, để rồi tự đặt cho mình câu hỏi: "sao lại là tôi?"."Không có gì ngọt ngào hơn mùi na-pam cháy"."Khi mà sức mạnh của tình người lớn hơn tình yêu với quyền lực, thế giới sẽ biết đến hòa bình".Tình trạng phân biệt chủng tộc tồn tại cả trong hàng ngũ quân đội Mỹ. Đây có lẽ là những dòng nhắn nhủ của một người lính da màu: "hãy tự hào về màu da của mình vì chúng ta là người chiến thắng".Bên cạnh sự chán nản là những nỗi nhớ rất "người", như mọi người lính xa nhà: "Gửi tới mẹ, từ anh lính dù cô đơn Tony"."Trong lòng tôi chỉ có một người con gái, tên cô ấy là Beverly Dennington, tôi yêu cô ấy rất nhiều".
Những chiếc bật lửa Zippo nhỏ bé là một trong những vật dụng phổ biến, trở thành một thứ văn hóa tiêu biểu cho nước Mỹ. Trong chiến tranh Việt Nam, chúng là thứ vật dụng cá nhân tiêu chuẩn của mọi lính Mỹ. Ảnh: Hình ảnh "nổi tiếng" của bật lửa Zippo tại chiến trường Việt Nam là công cụ đươc lính Mỹ sử dụng để đốt nhà cửa của những người dân vô tội (Ảnh: Telegraph).
Chán chường với những ngày tháng chôn vùi tuổi trẻ trong cuộc chiến vô nghĩa, nhiều lính Mỹ đã dồn tâm trạng của mình lên chiếc bật lửa zippo, bằng những nét khắc đa dạng, từ mộc mạc đến phức tạp. Sau cuộc chiến, chúng trở thành một dòng bật lửa riêng, được người sưu tầm trên toàn Thế giới săn lùng. Ảnh: Hình khắc trên bật lửa Zippo của lính Mỹ tại Việt Nam rất đa dạng, có thể chỉ đơn giản là những hình ảnh kỷ niệm rất đẹp như thế này...
Cuộc chiến Việt Nam gây chia rẽ sâu sắc trong nội bộ nước Mỹ. Bức tranh về cuộc chiến với người lính Mỹ khi sang tới Việt Nam khác rất nhiều so với những gì họ được tuyên truyền trước khi lên đường. Như thông điệp của người lính này: "Đừng nói với tôi về Việt Nam bởi tôi đã đến đó".
Đầy đủ các chiến trường từng đóng quân, chiến đấu, với lời nhắn gửi "Chiến tranh là địa ngục".
Mệt mỏi, chán chường có lẽ là thứ tâm trạng phổ biến nhất của lính Mỹ tại Việt Nam: "Nếu có một đồng ruộng ở Việt Nam và một ngôi nhà ở địa ngục, tôi sẽ bán cánh đồng và về địa ngục sống".
Chiến trường Việt Nam khác xa những gì lính Mỹ tưởng tượng. Phần đông trong số họ nhận thức được rõ mình đã phí hoài những năm tháng tuổi trẻ mà chẳng vì cái gì cả: "lúc nào cũng cơ bắp hoặc lúc nào cũng 'phê', tôi đã đi được một năm rồi, tôi sắp về nhà".
"Ngày là chiến binh, đêm là người tình, say xỉn do chọn lựa, đi lính thủy quân lục chiến là một sai lầm".
"Chiến tranh là địa ngục, nhưng thực chiến mới là khủng khiếp".
Chúng ta là những kẻ không ý chí, được huấn luyện bởi những kẻ không trình độ, làm những việc không tưởng cho những kẻ vô ơn".
"Trong đời, chúng ta thường xuyên phải làm điều mà mình không thích".
"Sống vui lên! Đằng nào mà chúng ta chả xuống địa ngục với nhau hết", một người lính đóng quân tại Cam Ranh tự động viên mình.
"Điều duy nhất tôi thu lại được sau khi giết một con người là cảm giác súng giật".
Người lính này chọn hòa bình nhưng sau cùng lại tới Việt Nam tham chiến, để rồi tự đặt cho mình câu hỏi: "sao lại là tôi?".
"Không có gì ngọt ngào hơn mùi na-pam cháy".
"Khi mà sức mạnh của tình người lớn hơn tình yêu với quyền lực, thế giới sẽ biết đến hòa bình".
Tình trạng phân biệt chủng tộc tồn tại cả trong hàng ngũ quân đội Mỹ. Đây có lẽ là những dòng nhắn nhủ của một người lính da màu: "hãy tự hào về màu da của mình vì chúng ta là người chiến thắng".
Bên cạnh sự chán nản là những nỗi nhớ rất "người", như mọi người lính xa nhà: "Gửi tới mẹ, từ anh lính dù cô đơn Tony".
"Trong lòng tôi chỉ có một người con gái, tên cô ấy là Beverly Dennington, tôi yêu cô ấy rất nhiều".