7 năm sau khi theo học Bồ Đề Tổ Sư, Tôn Ngộ Không nhất quyết không học Đạo, mà chỉ muốn học thuật trường sinh. Bồ Đề Tổ Sư tức giận song hiểu được thâm ý của con khỉ đá có căn cơ bèn lấy thước gõ vào đầu Tôn Ngộ Không 3 cái rồi chắp tay sau lưng quay vào đạo quán.
Nửa đêm canh ba, Ngộ Không đến, Bồ Đề Tổ Sư gật gù khen Tôn Ngộ Không hiểu ý của mình bèn dạy y 72 phép thần thông biến hoá.
Bồ Đề Tổ Sư nói rằng: "Khen cho ngươi hiểu ý ta lại hiếu học đến thế. Ta có hai loại phép thuật. Một loại có 36 phép, một loại có 72 phép biến hoá. Vậy ngươi muốn học loại nào?".
Ngộ Không mừng rỡ theo học Bồ Đề Tổ Sư 72 phép thần thông cùng thuật Cân đẩu vân chỉ đơn giản là Hầu ca thấy nhiều nên thích học!
Dựa theo cấp bậc của Đạo gia, Thiên Bồng Nguyên Soái (Trư Bát Giới) giữ địa vị rất cao, là thủ lĩnh của Tứ Thánh Bắc Cực, dưới trướng còn có vài chục mãnh tướng. Nắm Thiên Hà (Hệ ngân hà), tương đương với chức Tổng tư lệnh Hải quân của Thiên Cung, chỉ huy 8 vạn thuỷ binh thực lực ngang ngửa Na Tra Thái tử.
Kỳ thực, nội công của Lão Trư thuộc dạng cực kỳ thâm hậu, thậm chí 36 phép Thiên Cang của Ngộ Năng còn nguy hiểm hơn cả 72 phép Địa Sát của đại sư huynh Tôn Ngộ Không.
Trong đó một số phép thuật khá "bá đạo" làm điên đảo trời đất, thậm chí cải tử hoàn sinh. Pháp thuật và pháp lực của bậc đạo gia phải cao siêu lắm mới tu luyện được như Trư Bát Giới.
Liệu ở đây có mối quan hệ gì?
Phải chăng Trư Bát Giới cũng chính là đồ đệ của Bồ Đề Tổ Sư theo học Đạo pháp?
Thế nhưng sự thật không phải vậy, trong 108 pháp thuật Thiên Cang Địa Sát, 36 pháp Thiên Cang tam thập lục biến là những pháp thuật dành cho thần tiên trên trời.
Các đạo gia chân chính là người thông tuệ nhất, còn phép Địa sát dành cho những vị cao nhân ở dưới đất, thần tiên cai quản mặt đất.
Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới mỗi người học một phép thuật kết hợp lại là 108 phép Thiên Cang Địa Sát thượng thừa mang ý nghĩa là tối cao, đạt trình độ cao nhất.
Có một bí mật rằng: Nhiều người cho rằng Kim Cang Bổng của Tôn Ngộ Không (Định Hải Thần Châm) đây đã là vũ khí lợi hại nhất, trên thực tế, cây đinh ba của Trư Bát Giới mới đích thực là kỳ trân dị bảo.
Cây đinh ba này được Thái Thượng Lão Quân luyện một thời gian rất lâu trong lò, sau đó tự tay rèn ra. Đây là lý do vì sao khi vũ khí của ba đồ đệ bị trộm, yêu quái lại chỉ mở tiệc Đinh Ba, chứ không phải là tiệc Kim Cơ Bổng.
Bên cạnh Tôn Ngộ Không, một trong những nhân vật gây nên nhiều bí ẩn nhất trong tác phẩm của Ngô Thừa Ân, đó là danh tính vị Bồ Đề Tổ Sư - thầy truyền thụ 72 phép biến hóa thần thông cho khỉ đá trong những hồi đầu của truyện.
Tung tích, xuất thân của nhân vật này là ai, có lẽ chúng ta không thể biết nếu chỉ dừng ở mức đọc hoặc xem Tây Du Ký.
Danh xưng Bồ Đề Tổ Sư thực ra cũng chỉ mang nghĩa là một vị thầy tịnh tu đắc đạo dưới gốc cây bồ đề mà thôi.
Thân thế thật sự của Bồ Đề Tổ Sư cho đến ngày nay vẫn còn là một ẩn số. Rất có thể đó chỉ là một nhân vật giả tưởng do tác giả Ngô Thừa Ân sáng tạo ra trong thế giới Tây Du Ký của mình.
Bồ Đề Tổ Sư trong Tây Du Ký ẩn cư tại Tây Ngưu Hạ Châu, ở trong Linh Đài Phương Thốn sơn, Tà Nguyệt Tam Tinh động. Linh Đài Phương Thốn sơn gọi tắt bằng chữ đầu và chữ cuối là Linh sơn - cũng là nơi Phật Tổ Như Lai ngự trị.
Có thuyết cho rằng, Bồ Đề Tổ Sư chính là sư đệ của Phật Tổ Như Lai tuy rằng hai giáo phái khác nhau.
Chẳng thế mà khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung thì chỉ có Như Lai là có thể trị được, vì nguyên lai Tôn Ngộ Không là đệ tử của sư đệ mình.
Sau này Như Lai tu thành kim thân 6 trượng, kiến lập nên Phật giáo, thôn tính Tây phương giáo.
Bồ Đề Tổ Sư từ đó cũng ẩn cư trên núi, tự lập ra đạo quán (miếu đạo sĩ) tu thân dưỡng tính, ngoài những người dân ở trong núi thì không ai biết ông ở đâu.
Chỉ biết rằng Bồ Đề Tổ Sư rất ít khi nhận đệ tử, số lượng đệ tử bị đuổi cũng vài chục người nên cả Đạo quán chỉ còn vẻn vẹn 36 đồ đệ.
Đạt đến trình độ thượng thừa của bậc tiên nhân, Bồ Đề Tổ Sư thông thạo 108 phép Thiên Cang Địa Sát - cảnh giới cao nhất của pháp thuật.
Có một thuyết khác cho rằng Bồ Đề Tổ Sư chính là Thông Thiên Giáo Chủ - một sư đệ của Thái Thượng Lão Quân.
Giả thuyết này dựa trên sự kết hợp giữa Tây Du Ký với một tác phẩm khác là Phong thần diễn nghĩa. Theo đó, cả Thông Thiên Giáo chủ và Thái Thượng Lão Quân đều là đệ tử của Hồng Quân Lão Tổ.
Cho dù Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới có chung một người thầy hay đó chỉ là thuyết âm mưu thì phải khẳng khái thừa nhận rằng kẻ mạnh trong thiên hạ phải là kẻ có căn cơ!