Thời xưa, các vị hoàng đế thường sử dụng hôn nhân chính trị như một cách để bảo vệ quyền lực hay gìn giữ nền hòa bình giữa các quốc gia, vì thế, tục "hòa thân" vô cùng phổ biến. May mắn thì gần gia đình, còn bất hạnh thì phải đến tân cương hoặc bị gả cho các quốc gia láng giềng nhằm "liên hôn".
Khi công chúa 15 tuổi, hoàng đế sẽ sai bộ Lại, bộ Binh lập danh sách những con cháu và chắt các công thần hàng nhất, nhị phẩm từ 16 tuổi trở lên, xuất thân trâm anh thế phiệt, tài giỏi, dung mạo tuấn tú để gả hôn.
Sau khi đã chọn được đối tượng xứng đôi vừa lứa để kết hôn, việc quan trọng đầu tiên là chọn ngày giờ hoàng đạo.
Vua sẽ triệu phò mã tương lai đến và tiếp kiến ở biệt điện. Tiếp theo ban cho phò mã đai ngọc, ủng vàng, yên ngựa ngọc, 100 cuộn lưới đỏ, 100 bộ đồ bạc, 100 bộ vải vóc, 1 vạn lượng bạc để làm sính lễ. Sau khi ban thưởng, hoàng thượng còn thiết yến cửu trản để khoản đãi.
Một tuần sau, triều đình mở yến tiệc, phò mã làm lễ tạ ấn với phụ hoàng nhạc phụ, giương lọng vàng cùng 50 tùy tùng tấu nhạc làm lễ tuyên hệ.
Cùng lúc đó, lễ vật hồi môn của công chúa cũng theo quy định của bổn triều do Thái Thường Tự tiến hành chuẩn bị.
Một tháng trước khi diễn ra hôn lễ, hoàng thượng hạ lệnh cho thừa tướng đương triều mặc thường phục đến phía Tây đến hậu điện kiểm tra lễ vật hồi môn của công chúa gồm có: 1.000 lượng vàng, 10 viên dạ minh châu, 20 viên trân châu, 5 con chim trĩ ngũ sắc, 1 mũ cửu huy tứ phượng vàng, 1 bộ quần áo gấm hoa thêu chim trĩ, 1 bộ quốc phụ tân hôn thêu chỉ vàng, 1 đôi trân châu ngọc bội, 1 đai da dát vàng, mũ ngọc long, ngọc bội, vòng thụ ngọc đính ngọc bảo trân châu, quần áo bốn mùa cổ đính trân châu, đồ bọc vàng, đồ dát vàng, đồ vàng khảm đá quý, trướng thêu tơ vàng, nệm ngồi, thảm, bình phong khảm ngọc.
Ngày đại lễ, phò mã mặc triều phục, đeo đại ngọc bội, cưỡi ngựa đến Ninh Môn dùng ngỗng thiên nga và tệ bạch làm sính lễ, sau đó đích thân đến cung của công chúa để đón tân nương.
Lúc này, công chúa đầu đội mũ cửu huy tứ phượng, thân mặc áo thêu đuôi chim trĩ dài, đầu phủ khăn lụa đỏ theo phò mã vào chính điện tế cáo tổ tiên, khấu lạy Hoàng thượng và Hoàng hậu đương triều.
Công chúa lên kiệu hoa 8 người khiêng, lúc này, đi phía trước kiệu lớn là thiên văn quan, tùy tùng, cung nữ, vú nuôi, 20 bộ đèn lồng, 20 đèn cầm tay, 8 nhi đồng đầu cài hoa, 4 lọng lớn thêu vàng, 4 quạt lớn chim.
Hoàng hậu ngồi trên kiệu cửu long, hoàng thái tử cưỡi ngựa đích thân tiễn lễ.
Sau khi đội rước dâu về đến phủ phò mã, nhập đại yến cửu trản do vua ban, sau khi kết thúc hoàng hậu và hoàng thái tử hồi cung trước. Công chúa tiến hành lễ tân hôn giữa hai phu thê, sau đó công chúa hành lễ phục dưỡng bố mẹ chồng, dâng trà, nhận hồng bao đỏ.
Ngày thứ 3 sau lễ cưới, công chúa và phò mã vào cung tạ long ân. Quan lớn nhỏ trong triều xếp hàng theo thứ bậc để chúc phúc, tặng lễ thưởng.
Tuy nhiên, cũng có những nàng công chúa chết yểu hay bất hạnh, cả đời không kết hôn, sống cô quả trong cung cấm tịch mịch hết đời.