Không chỉ là quân sư tài ba với nhiều mưu kế xuất sắc, Gia Cát Lượng còn là vị quan lớn của nhà Thục Hán biết trọng dụng nhân tài. Thậm chí, ông còn thu phục nhiều nhân tài từng là kẻ thù về cống hiến cho đất nước. Nhờ vậy, triều đình Thục Hán trở thành một thế lực lớn thời Tam Quốc.Trong số những nhân tài mà Gia Cát Lượng chiêu mộ, người khiến ông mất nhiều công thu phục nhất là Mạnh Hoạch. Sự kiện này được dân gian gọi là “Thất cầm Mạnh Hoạch" (tức 7 lần bắt, 7 lần tha mạng).Cụ thể, nhiều sử liệu ghi chép rằng, vào tháng 5 năm 225, Gia Cát Lượng từng dẫn quân tiến qua vùng rừng núi hiểm trở, vượt sông Kim Sa đến gần được quận Ích Châu. Trong thời gian đó, Ung Khải bị thuộc hạ của Cao Định giết chết. Mạnh Hoạch thay thế Ung Khải trở thành thủ lĩnh quân nổi dậy.Biết Mạnh Hoạch là một tướng tài và có ảnh hưởng sâu rộng ở vùng Nam Trung nên Gia Cát Lượng hạ lệnh quân đội chỉ được phép bắt sống người này, không được làm ông bị thương hoặc giết chết.Theo đó, trong trận giao tranh với quân Thục Hán, Mạnh Hoạch bị bắt sống. Gia Cát Lượng khi ấy tha mạng cho ông. Không những vậy, Khổng Minh còn bày tiệc khoản đãi nhằm khiến Mạnh Hoạch đầu hàng và quay sang làm việc cho nhà Thục Hán.Dù Gia Cát Lượng làm vậy nhưng vẫn không thể thu phục được Mạnh Hoạch. Vì vậy, quân sư nổi tiếng của nhà Thục Hán tha mạng cho Mạch Hoạch và thả ông đi.Sau khi trở về, Mạnh Hoạch lại tập hợp lực lượng và đối đầu với quân đội nhà Thục Hán. Thế nhưng, ông tiếp tục bị thua và bị bắt sống. Đến lần thứ hai, Mạch Hoạch vẫn chưa chịu hàng phục.Gia Cát Lượng lại thả Mạnh Hoạch về. Sự việc lặp lại thêm 5 lần. Khi được thả sau lần bị bắt thứ 7, Mạnh Hoạch nhận thấy vị quân sư nhà Thục Hán là một người phi thường khiến ông chấp nhận chịu thua một cách tâm phục khẩu phục.Do vậy, Mạnh Hoạch quyết định quy thuận nhà Thục Hán và dốc sức phò tá Gia Cát Lượng. Kể từ khi Mạnh Hoạch được Gia Cát Lượng thu phục, các thế lực phản loạn ở Nam Trung lần lượt đầu hàng.Theo đó, kế sách thu phục nhân tài của Gia Cát Lượng nổi danh thiên hạ. Ông trở thành một trong những nhân vật xuất chúng nhất thời Tam quốc. Mời độc giả xem video: Bộ phận tên lửa Trung Quốc suýt rơi trúng trường học. Nguồn: THDT.
Không chỉ là quân sư tài ba với nhiều mưu kế xuất sắc, Gia Cát Lượng còn là vị quan lớn của nhà Thục Hán biết trọng dụng nhân tài. Thậm chí, ông còn thu phục nhiều nhân tài từng là kẻ thù về cống hiến cho đất nước. Nhờ vậy, triều đình Thục Hán trở thành một thế lực lớn thời Tam Quốc.
Trong số những nhân tài mà Gia Cát Lượng chiêu mộ, người khiến ông mất nhiều công thu phục nhất là Mạnh Hoạch. Sự kiện này được dân gian gọi là “Thất cầm Mạnh Hoạch" (tức 7 lần bắt, 7 lần tha mạng).
Cụ thể, nhiều sử liệu ghi chép rằng, vào tháng 5 năm 225, Gia Cát Lượng từng dẫn quân tiến qua vùng rừng núi hiểm trở, vượt sông Kim Sa đến gần được quận Ích Châu. Trong thời gian đó, Ung Khải bị thuộc hạ của Cao Định giết chết. Mạnh Hoạch thay thế Ung Khải trở thành thủ lĩnh quân nổi dậy.
Biết Mạnh Hoạch là một tướng tài và có ảnh hưởng sâu rộng ở vùng Nam Trung nên Gia Cát Lượng hạ lệnh quân đội chỉ được phép bắt sống người này, không được làm ông bị thương hoặc giết chết.
Theo đó, trong trận giao tranh với quân Thục Hán, Mạnh Hoạch bị bắt sống. Gia Cát Lượng khi ấy tha mạng cho ông. Không những vậy, Khổng Minh còn bày tiệc khoản đãi nhằm khiến Mạnh Hoạch đầu hàng và quay sang làm việc cho nhà Thục Hán.
Dù Gia Cát Lượng làm vậy nhưng vẫn không thể thu phục được Mạnh Hoạch. Vì vậy, quân sư nổi tiếng của nhà Thục Hán tha mạng cho Mạch Hoạch và thả ông đi.
Sau khi trở về, Mạnh Hoạch lại tập hợp lực lượng và đối đầu với quân đội nhà Thục Hán. Thế nhưng, ông tiếp tục bị thua và bị bắt sống. Đến lần thứ hai, Mạch Hoạch vẫn chưa chịu hàng phục.
Gia Cát Lượng lại thả Mạnh Hoạch về. Sự việc lặp lại thêm 5 lần. Khi được thả sau lần bị bắt thứ 7, Mạnh Hoạch nhận thấy vị quân sư nhà Thục Hán là một người phi thường khiến ông chấp nhận chịu thua một cách tâm phục khẩu phục.
Do vậy, Mạnh Hoạch quyết định quy thuận nhà Thục Hán và dốc sức phò tá Gia Cát Lượng. Kể từ khi Mạnh Hoạch được Gia Cát Lượng thu phục, các thế lực phản loạn ở Nam Trung lần lượt đầu hàng.
Theo đó, kế sách thu phục nhân tài của Gia Cát Lượng nổi danh thiên hạ. Ông trở thành một trong những nhân vật xuất chúng nhất thời Tam quốc.
Mời độc giả xem video: Bộ phận tên lửa Trung Quốc suýt rơi trúng trường học. Nguồn: THDT.