1. Vụ án “Tamam shud”: Ngoài việc không thể nhận dạng người đàn ông, sự việc trở nên bí ẩn hơn khi một mảnh giấy nhỏ xíu với mấy từ “Tamam shud” được tìm thấy trong một cái túi bí mật trong chiếc quần dài của người đàn ông đã chết. Ban đầu, họ cho rằng những dòng chữ này được viết một cách hoàn toàn ngẫu nhiên, không ẩn chứa bí mật nào. Dòng chữ gạch đi là do bị ghi chép sai. Tuy nhiên sau đó họ đã chuyển sang suy luận khác. Nếu chỉ đơn thuần muốn ghi nhớ, tại sao nạn nhân phải sử dụng loại mật mã khó hiểu, khó đọc đến thế? Chắc hẳn trong đó phải ẩn chứa điều gì mà ông ta không muốn người khác biết. Sau đó, người ta còn tìm thấy một mật mã chép tay kỳ lạ trong một bản sao 'The Rubaiyat' do người đàn ông đã chết để lại. Căn cứ nội dung bài thơ, nhiều người cho rằng, đây là bức thư tuyệt mệnh, nhưng nguyên nhân cái chết, danh tính và một mã số bí ẩn mà nạn nhân để lại đã thách thức các nhà điều tra hơn 60 năm qua. 2. Xác chết bí ẩn của Elisa Lam: Một khách sạn cũ xây dựng gần một thế kỷ ở trung tâm Los Angeles, trước đây đã nổi danh là nơi có hai sát thủ giết người hàng chuỗi từng tạm trú và cũng là vị trí nhiều kẻ chán đời tìm cái chết, bỗng nhiên lại nổi tiếng như cồn sau vụ mất tích kỳ lạ của một cô gái Canada gốc Hoa. Tiếp đó là một vụ kiện của khách trọ về nguồn nước sử dụng ở bồn chứa, nơi tìm thấy xác nạn nhân mất tích gần 18 ngày! Theo CNN, thi thể nữ sinh xấu số người Canada Elisa Lam do một công nhân phát hiện trong bể nước tầng thượng khách sạn Cecil Hotel khi đang tìm cách sửa chữa hệ thống nước do có nhiều người phàn nàn nước chảy quá yếu.
Một số nguồn tin cảnh sát cho biết có thể cái chết của Lam là một tai nạn nhưng chưa rõ tại sao cô chết và làm thế nào cô lại ở trong 1 trong 4 bể nước trên tầng thượng vốn được khóa kín và có hệ thống chuông báo động. Vụ án của cô Lam đã khiến nhiều người quan tâm, và các diễn đàn trên mạng tràn ngập các giả thuyết về việc chuyện gì đã xảy ra với cô. Các hãng truyền thông quốc tế, đặc biệt là Canada và Trung Quốc, luôn cập nhật các tin tức liên quan đến vụ án của cô Lam. Hầu hết các giả thuyết đặt ra đều dựa trên đoạn video lúc cô Lam đứng trong thang máy. Đoạn video này đã trở thành tin “hot” trên trang video của Trung Quốc là Youku.com, với hơn 3 triệu lượt xem và 40,000 lời bình luận chỉ trong vòng 10 ngày. Nhiều người đã nói rằng, họ cảm thấy rất sợ hãi sau khi xem đoạn video. 3. Xác ướp công chúa Ba Tư: Vào ngày 19/10/2000, chính quyền Balochistan, Pakistan nhận được tin báo về một người đàn ông có tên Ali Aqbar và một cuốn băng video cho thấy một xác ướp có từ thời cổ đại. Xác ướp này đang được rao bán ở thị trường chợ đen với giá 20 triệu USD. Sau khi bị bắt giữ, Aqbar đã dẫn cảnh sát đến nhà của Wali Mohammed Reeki ở Kharan, gần biên giới với Afghanistan. Khi đó, Reeki khai với cảnh sát rằng, ông có được xác ướp trên từ một người đàn ông Iran Sharif Shah Bakhi. Bakhi đã tìm thấy nó sau khi xảy ra một trận động đất gần Quetta.
Trong một cuộc họp báo ngày 26/10/2000, các nhà khảo cổ học thuộc Đại học Quaid-e-Azam ở Islamabad đã thông báo rằng xác ướp trên có khả năng là thi hài của một công chúa sống vào khoảng năm 600 trước công nguyên. Xác ướp trên được chôn cất trong một chiếc quan tài bằng gỗ, trên đầu gắn miện vàng, in hình bảy cây bách, biểu tượng của Thủ đô Hamadan, Ba Tư cổ đại (Iran). Trên ngực xác ướp đeo một chiếc khánh vàng với dòng chữ: “Tôi, con gái của Xerxes, vị Hoàng đế vĩ đại. Tôi là Ruduamna”. Khi đó, xác ướp công chúa Ba Tư được coi là một phát hiện khảo cổ lớn. Chính phủ Iran lẫn Pakistan đều tranh giành nhau quyền sở hữu xác ướp đặc biệt này.
Kể từ khi phát hiện xác ướp công chúa Ba Tư, nhiều nhà khảo cổ học đã lao vào điều tra, tìm hiểu. Họ nhanh chóng phát hiện ra những dòng chữ khắc trên khánh đeo cổ của Công chúa Ruduamna bị viết sai ngữ pháp. Giáo sư Pakistan Ahmad Dani nghiên cứu xác ướp trên và chỉ ra rằng, thi thể đó không nhiều tuổi như chiếc quan tài. Từ đó, ông đưa ra kết luận, đó không phải là xác ướp công chúa Ba Tư mà chỉ là thi thể của một người phụ nữ hiện đại tầm 21-25 tuổi. Người này qua đời khoảng năm 1996 và bị hung khí không sắc nhọn lắm đâm vào cổ dẫn đến mất mạng. Đến ngày 5/8/2005, người ta thông báo rằng, thi thể trên sẽ được chôn cất. Tuy nhiên, đến năm 2011, xác ướp giả mạo công chúa Ba Tư vẫn chưa được mai táng do sự chậm trễ và quan liêu của cơ quan chức năng. 4. Cái chết của 9 nhà khoa học Nga tại dãy núi Ural: Ngày 2/2/1959, cả 9 nhà khoa học đã bỏ mạng sau khi leo lên "ngọn núi chết" Ural, Nga. Khám nghiệm tử thi cho thấy, tất cả các lều đều bị mở ra, cơ thể không hề có dấu hiệu của sự kháng cự nhưng trên hộp sọ có một vết nứt, hai xương sườn bị gãy còn lưỡi của các nhà leo núi thì biến mất. Căn lều của họ được tìm thấy bị xé rách từ bên trong, một nửa chìm trong tuyết với tư trang và giày dép của các bạn trẻ. Hai cái xác đầu tiên được phát hiện ngoài bìa rừng, chân trần và chỉ mặc đồ lót. Ba cái xác tiếp theo cũng trong tình trạng tương tự. Hai tháng sau, những cái xác còn lại cũng được tìm thấy vùi trong tuyết, cách nạn nhân đầu tiên 75 mét.
Có bốn sinh viên bị thương nặng bên trong, gãy xương sườn và nứt sọ. Một trong số đó, bị mất lưỡi. Một điều kì lạ là không hề có dấu hiệu giằng co hay vết thương ngoài. Bốn nạn nhân cuối được mặc quần áo của người khác và có mức phóng xạ cao. Những giả thuyết được đưa ra là tuyết lở, người ngoài hành tin tấn công và thử nghiệm của quân đội. Vụ việc này mãi đến năm 1990 mới được khép lại, khi có những người leo núi khác cũng thời điểm đó cho biết có thấy những quả bóng màu cam trên bầu trời đêm đó. 5. Rơi từ máy bay: Hồi tháng 9/2012, cơ thể của một người đàn ông đã rơi xuống một đường phố gần sân bay Heathrow ở tây nam London. Ban đầu, cảnh sát nghĩ rằng đây là một nạn nhân bị giết, nhưng sau đó được xác định là Jose Matada, 26 tuổi, người Mozambique, đã bám càng máy bay với hy vọng đến châu Âu tìm một cuộc sống tốt hơn. 6. Cặp song sinh được phát hiện đã chết tại nhà từ 3 năm trước: Các nhà điều tra vẫn đang chờ kết quả phân tích độc tố, để xác định nguyên nhân tử vong của hai người đàn ông 63 tuổi, theo một thông cáo báo chí từ Sở Cảnh Sát Chattanooga. Không có dấu hiệu đáng nghi trong vụ án, và cảnh sát nói rằng không có bằng chứng cho thấy hai anh em này chết là do bị sát hại. Cảnh sát đã từng đến ngôi nhà này vào năm 2011 cùng với 1 thân nhân của 2 nạn nhân, và cho rằng vào thời điểm ấy căn nhà đã bị bỏ trống. Trong chuyến đi này, họ tìm thấy 1 thông báo của bưu điện, nói rằng việc phát thư đến địa chỉ ấy đã chấm dứt.
Các nhân viên cảnh sát cũng không phát hiện mùi gì lạ, hay dấu hiệu của việc đột nhập, hoặc các hoạt động khả nghi khác, để họ có thể xin lệnh lục soát ngôi nhà. Vào khi đó, thân nhân của 2 anh em này cho rằng có thể họ đã dọn đi nơi khác mà không cho ai hay biết. Những người hàng xóm nói rằng họ không nghi ngờ bất cứ điều gì, bởi vì cỏ trong sân nhà vẫn được cắt và hộp thư không bị tràn ra ngoài. Các nhà điều tra tin rằng cặp song sinh này đã chết trong năm 2011, căn cứ theo tình trạng thi thể. Cảnh sát tìm thấy một tờ biên lai có ghi ngày tháng bên cạnh những lon soda chưa khui.
1. Vụ án “Tamam shud”: Ngoài việc không thể nhận dạng người đàn ông, sự việc trở nên bí ẩn hơn khi một mảnh giấy nhỏ xíu với mấy từ “Tamam shud” được tìm thấy trong một cái túi bí mật trong chiếc quần dài của người đàn ông đã chết. Ban đầu, họ cho rằng những dòng chữ này được viết một cách hoàn toàn ngẫu nhiên, không ẩn chứa bí mật nào. Dòng chữ gạch đi là do bị ghi chép sai. Tuy nhiên sau đó họ đã chuyển sang suy luận khác. Nếu chỉ đơn thuần muốn ghi nhớ, tại sao nạn nhân phải sử dụng loại mật mã khó hiểu, khó đọc đến thế? Chắc hẳn trong đó phải ẩn chứa điều gì mà ông ta không muốn người khác biết. Sau đó, người ta còn tìm thấy một mật mã chép tay kỳ lạ trong một bản sao 'The Rubaiyat' do người đàn ông đã chết để lại. Căn cứ nội dung bài thơ, nhiều người cho rằng, đây là bức thư tuyệt mệnh, nhưng nguyên nhân cái chết, danh tính và một mã số bí ẩn mà nạn nhân để lại đã thách thức các nhà điều tra hơn 60 năm qua.
2. Xác chết bí ẩn của Elisa Lam: Một khách sạn cũ xây dựng gần một thế kỷ ở trung tâm Los Angeles, trước đây đã nổi danh là nơi có hai sát thủ giết người hàng chuỗi từng tạm trú và cũng là vị trí nhiều kẻ chán đời tìm cái chết, bỗng nhiên lại nổi tiếng như cồn sau vụ mất tích kỳ lạ của một cô gái Canada gốc Hoa. Tiếp đó là một vụ kiện của khách trọ về nguồn nước sử dụng ở bồn chứa, nơi tìm thấy xác nạn nhân mất tích gần 18 ngày! Theo CNN, thi thể nữ sinh xấu số người Canada Elisa Lam do một công nhân phát hiện trong bể nước tầng thượng khách sạn Cecil Hotel khi đang tìm cách sửa chữa hệ thống nước do có nhiều người phàn nàn nước chảy quá yếu.
Một số nguồn tin cảnh sát cho biết có thể cái chết của Lam là một tai nạn nhưng chưa rõ tại sao cô chết và làm thế nào cô lại ở trong 1 trong 4 bể nước trên tầng thượng vốn được khóa kín và có hệ thống chuông báo động. Vụ án của cô Lam đã khiến nhiều người quan tâm, và các diễn đàn trên mạng tràn ngập các giả thuyết về việc chuyện gì đã xảy ra với cô. Các hãng truyền thông quốc tế, đặc biệt là Canada và Trung Quốc, luôn cập nhật các tin tức liên quan đến vụ án của cô Lam. Hầu hết các giả thuyết đặt ra đều dựa trên đoạn video lúc cô Lam đứng trong thang máy. Đoạn video này đã trở thành tin “hot” trên trang video của Trung Quốc là Youku.com, với hơn 3 triệu lượt xem và 40,000 lời bình luận chỉ trong vòng 10 ngày. Nhiều người đã nói rằng, họ cảm thấy rất sợ hãi sau khi xem đoạn video.
3. Xác ướp công chúa Ba Tư: Vào ngày 19/10/2000, chính quyền Balochistan, Pakistan nhận được tin báo về một người đàn ông có tên Ali Aqbar và một cuốn băng video cho thấy một xác ướp có từ thời cổ đại. Xác ướp này đang được rao bán ở thị trường chợ đen với giá 20 triệu USD. Sau khi bị bắt giữ, Aqbar đã dẫn cảnh sát đến nhà của Wali Mohammed Reeki ở Kharan, gần biên giới với Afghanistan. Khi đó, Reeki khai với cảnh sát rằng, ông có được xác ướp trên từ một người đàn ông Iran Sharif Shah Bakhi. Bakhi đã tìm thấy nó sau khi xảy ra một trận động đất gần Quetta.
Trong một cuộc họp báo ngày 26/10/2000, các nhà khảo cổ học thuộc Đại học Quaid-e-Azam ở Islamabad đã thông báo rằng xác ướp trên có khả năng là thi hài của một công chúa sống vào khoảng năm 600 trước công nguyên. Xác ướp trên được chôn cất trong một chiếc quan tài bằng gỗ, trên đầu gắn miện vàng, in hình bảy cây bách, biểu tượng của Thủ đô Hamadan, Ba Tư cổ đại (Iran). Trên ngực xác ướp đeo một chiếc khánh vàng với dòng chữ: “Tôi, con gái của Xerxes, vị Hoàng đế vĩ đại. Tôi là Ruduamna”. Khi đó, xác ướp công chúa Ba Tư được coi là một phát hiện khảo cổ lớn. Chính phủ Iran lẫn Pakistan đều tranh giành nhau quyền sở hữu xác ướp đặc biệt này.
Kể từ khi phát hiện xác ướp công chúa Ba Tư, nhiều nhà khảo cổ học đã lao vào điều tra, tìm hiểu. Họ nhanh chóng phát hiện ra những dòng chữ khắc trên khánh đeo cổ của Công chúa Ruduamna bị viết sai ngữ pháp. Giáo sư Pakistan Ahmad Dani nghiên cứu xác ướp trên và chỉ ra rằng, thi thể đó không nhiều tuổi như chiếc quan tài. Từ đó, ông đưa ra kết luận, đó không phải là xác ướp công chúa Ba Tư mà chỉ là thi thể của một người phụ nữ hiện đại tầm 21-25 tuổi. Người này qua đời khoảng năm 1996 và bị hung khí không sắc nhọn lắm đâm vào cổ dẫn đến mất mạng. Đến ngày 5/8/2005, người ta thông báo rằng, thi thể trên sẽ được chôn cất. Tuy nhiên, đến năm 2011, xác ướp giả mạo công chúa Ba Tư vẫn chưa được mai táng do sự chậm trễ và quan liêu của cơ quan chức năng.
4. Cái chết của 9 nhà khoa học Nga tại dãy núi Ural: Ngày 2/2/1959, cả 9 nhà khoa học đã bỏ mạng sau khi leo lên "ngọn núi chết" Ural, Nga. Khám nghiệm tử thi cho thấy, tất cả các lều đều bị mở ra, cơ thể không hề có dấu hiệu của sự kháng cự nhưng trên hộp sọ có một vết nứt, hai xương sườn bị gãy còn lưỡi của các nhà leo núi thì biến mất. Căn lều của họ được tìm thấy bị xé rách từ bên trong, một nửa chìm trong tuyết với tư trang và giày dép của các bạn trẻ. Hai cái xác đầu tiên được phát hiện ngoài bìa rừng, chân trần và chỉ mặc đồ lót. Ba cái xác tiếp theo cũng trong tình trạng tương tự. Hai tháng sau, những cái xác còn lại cũng được tìm thấy vùi trong tuyết, cách nạn nhân đầu tiên 75 mét.
Có bốn sinh viên bị thương nặng bên trong, gãy xương sườn và nứt sọ. Một trong số đó, bị mất lưỡi. Một điều kì lạ là không hề có dấu hiệu giằng co hay vết thương ngoài. Bốn nạn nhân cuối được mặc quần áo của người khác và có mức phóng xạ cao. Những giả thuyết được đưa ra là tuyết lở, người ngoài hành tin tấn công và thử nghiệm của quân đội. Vụ việc này mãi đến năm 1990 mới được khép lại, khi có những người leo núi khác cũng thời điểm đó cho biết có thấy những quả bóng màu cam trên bầu trời đêm đó.
5. Rơi từ máy bay: Hồi tháng 9/2012, cơ thể của một người đàn ông đã rơi xuống một đường phố gần sân bay Heathrow ở tây nam London. Ban đầu, cảnh sát nghĩ rằng đây là một nạn nhân bị giết, nhưng sau đó được xác định là Jose Matada, 26 tuổi, người Mozambique, đã bám càng máy bay với hy vọng đến châu Âu tìm một cuộc sống tốt hơn.
6. Cặp song sinh được phát hiện đã chết tại nhà từ 3 năm trước: Các nhà điều tra vẫn đang chờ kết quả phân tích độc tố, để xác định nguyên nhân tử vong của hai người đàn ông 63 tuổi, theo một thông cáo báo chí từ Sở Cảnh Sát Chattanooga. Không có dấu hiệu đáng nghi trong vụ án, và cảnh sát nói rằng không có bằng chứng cho thấy hai anh em này chết là do bị sát hại. Cảnh sát đã từng đến ngôi nhà này vào năm 2011 cùng với 1 thân nhân của 2 nạn nhân, và cho rằng vào thời điểm ấy căn nhà đã bị bỏ trống. Trong chuyến đi này, họ tìm thấy 1 thông báo của bưu điện, nói rằng việc phát thư đến địa chỉ ấy đã chấm dứt.
Các nhân viên cảnh sát cũng không phát hiện mùi gì lạ, hay dấu hiệu của việc đột nhập, hoặc các hoạt động khả nghi khác, để họ có thể xin lệnh lục soát ngôi nhà. Vào khi đó, thân nhân của 2 anh em này cho rằng có thể họ đã dọn đi nơi khác mà không cho ai hay biết. Những người hàng xóm nói rằng họ không nghi ngờ bất cứ điều gì, bởi vì cỏ trong sân nhà vẫn được cắt và hộp thư không bị tràn ra ngoài. Các nhà điều tra tin rằng cặp song sinh này đã chết trong năm 2011, căn cứ theo tình trạng thi thể. Cảnh sát tìm thấy một tờ biên lai có ghi ngày tháng bên cạnh những lon soda chưa khui.