Đèo Mã Pí Lèng (Hà Giang): Mã Pí Lèng theo tiếng địa phương nghĩa là Sống mũi ngựa, dài khoảng 20km nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Là một trong tứ đại đỉnh đèo Việt Nam, cái tên Mã Pì Lèng được nhiều người ưa thích không chỉ bởi độ hiểm trở của những cung đường uốn lượn, vắt mình từ núi này sang núi khác.Đèo Pha Đin (Sơn La- Điện Biên): Đèo Pha Đin có độ dài 32 km, nằm trên quốc lộ 6, giữa hai tỉnh Sơn La và Điện Biên. Theo tiếng Thái, Pha Đin có nghĩa là “ trời và đất”, ý nói nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất. Không chỉ nổi tiếng bởi những dốc cua hiểm trở, đèo Pha Đin còn có khung cảnh đẹp mê hồn với những bản làng lác đác dưới chân đèo.Đèo Ô Quy Hồ (Lào Cai-Lai Châu): Đèo dài gần 50 km, nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Đỉnh đèo ở độ cao 2.000 m chính là ranh giới của hai tỉnh. Đèo Ô Quy Hồ là nơi mà nhiều người trẻ ao ước đặt chân đến. Vào mùa “săn mây”, con đèo phủ kín bởi biển mây trắng xóa, hay băng tuyết khi trời lạnh.
Đèo Khau Phạ (Yên Bái): Với độ dài trên 30km, Khau Phạ là một trong những cung đường đèo quanh co thuộc hàng bậc nhất Việt Nam đèo hiểm trở và dài nhất trên tuyến quốc lộ 32. Khau Phạ đẹp nhất vào tầm tháng 9-10, khi lúa đã chín vàng trên những thửa ruộng bậc thang, cũng chính là thời điểm mà nhiều khách du lịch mạo hiểm chinh phục đèo để ngoạn cảnh.Đèo Mã Phục (Cao Bằng): Sở dĩ đèo có tên như vậy vì hai bên đường quốc lộ có hai khối đá vôi, thành dựng đứng vào nhau như hai con ngựa nằm phủ phục. Đây là con đèo đẹp nhất trên trục đường quốc lộ 3 từ Phủ Lỗ đến cửa khẩu Tà Nùng, cách Cao Bằng 22 km. Bạn sẽ được nhìn thấy những cánh đồng hoa tam giác mạch vào mùa xuân và những ruộng ngô xanh rì khi hè tới.Đèo Pha Long (Lào Cai): Đèo được gọi như vậy có lẽ vì có đỉnh đèo chạy qua chợ phiên Pha Long, một xã nhỏ thuộc địa phận Mường Khương – Lào Cai. Để đến với đèo, bạn phải đi xuyên qua một con đường đất hiểm trở từ Cán Cấu sang. Đường đèo cheo leo vắt vẻo với đá hộc ngả nghiêng, chạy ngược dòng sông Chảy với chiều dài gần 20km.Đèo Thung Khe (Hòa Bình): Đèo Thung Khe hay đèo Đá Trắng, nằm giữa Cao Phong và Mai Châu của Hòa Bình, trên Quốc lộ 6. Con đèo đi qua những vực đá dựng đứng, không quá dài và quá dốc nhưng nổi tiếng nguy hiểm. Thung Khe buổi sớm là bầu trời trong trẻo, buổi trưa là nắng gắt trời xanh, buổi chiều dìu dịu với ánh nắng chiều và đêm là sương mù giăng khắp lối.Đèo Bắc Sum (Hà Giang): Nằm giữa Hà Giang và Quản Bạ, đoạn đèo uốn lượn như những lọn vải xếp chồng lên nhau. Từ Hà Giang lên đường 4D, sẽ bắt gặp đoạn đường đột ngột nhỏ và vòng vèo theo chân núi, cũng là điểm bắt bắt đầu hành trình khám phá cao nguyên đá thú vị.
Đèo Mã Pí Lèng (Hà Giang): Mã Pí Lèng theo tiếng địa phương nghĩa là Sống mũi ngựa, dài khoảng 20km nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Là một trong tứ đại đỉnh đèo Việt Nam, cái tên Mã Pì Lèng được nhiều người ưa thích không chỉ bởi độ hiểm trở của những cung đường uốn lượn, vắt mình từ núi này sang núi khác.
Đèo Pha Đin (Sơn La- Điện Biên): Đèo Pha Đin có độ dài 32 km, nằm trên quốc lộ 6, giữa hai tỉnh Sơn La và Điện Biên. Theo tiếng Thái, Pha Đin có nghĩa là “ trời và đất”, ý nói nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất. Không chỉ nổi tiếng bởi những dốc cua hiểm trở, đèo Pha Đin còn có khung cảnh đẹp mê hồn với những bản làng lác đác dưới chân đèo.
Đèo Ô Quy Hồ (Lào Cai-Lai Châu): Đèo dài gần 50 km, nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Đỉnh đèo ở độ cao 2.000 m chính là ranh giới của hai tỉnh. Đèo Ô Quy Hồ là nơi mà nhiều người trẻ ao ước đặt chân đến. Vào mùa “săn mây”, con đèo phủ kín bởi biển mây trắng xóa, hay băng tuyết khi trời lạnh.
Đèo Khau Phạ (Yên Bái): Với độ dài trên 30km, Khau Phạ là một trong những cung đường đèo quanh co thuộc hàng bậc nhất Việt Nam đèo hiểm trở và dài nhất trên tuyến quốc lộ 32. Khau Phạ đẹp nhất vào tầm tháng 9-10, khi lúa đã chín vàng trên những thửa ruộng bậc thang, cũng chính là thời điểm mà nhiều khách du lịch mạo hiểm chinh phục đèo để ngoạn cảnh.
Đèo Mã Phục (Cao Bằng): Sở dĩ đèo có tên như vậy vì hai bên đường quốc lộ có hai khối đá vôi, thành dựng đứng vào nhau như hai con ngựa nằm phủ phục. Đây là con đèo đẹp nhất trên trục đường quốc lộ 3 từ Phủ Lỗ đến cửa khẩu Tà Nùng, cách Cao Bằng 22 km. Bạn sẽ được nhìn thấy những cánh đồng hoa tam giác mạch vào mùa xuân và những ruộng ngô xanh rì khi hè tới.
Đèo Pha Long (Lào Cai): Đèo được gọi như vậy có lẽ vì có đỉnh đèo chạy qua chợ phiên Pha Long, một xã nhỏ thuộc địa phận Mường Khương – Lào Cai. Để đến với đèo, bạn phải đi xuyên qua một con đường đất hiểm trở từ Cán Cấu sang. Đường đèo cheo leo vắt vẻo với đá hộc ngả nghiêng, chạy ngược dòng sông Chảy với chiều dài gần 20km.
Đèo Thung Khe (Hòa Bình): Đèo Thung Khe hay đèo Đá Trắng, nằm giữa Cao Phong và Mai Châu của Hòa Bình, trên Quốc lộ 6. Con đèo đi qua những vực đá dựng đứng, không quá dài và quá dốc nhưng nổi tiếng nguy hiểm. Thung Khe buổi sớm là bầu trời trong trẻo, buổi trưa là nắng gắt trời xanh, buổi chiều dìu dịu với ánh nắng chiều và đêm là sương mù giăng khắp lối.
Đèo Bắc Sum (Hà Giang): Nằm giữa Hà Giang và Quản Bạ, đoạn đèo uốn lượn như những lọn vải xếp chồng lên nhau. Từ Hà Giang lên đường 4D, sẽ bắt gặp đoạn đường đột ngột nhỏ và vòng vèo theo chân núi, cũng là điểm bắt bắt đầu hành trình khám phá cao nguyên đá thú vị.