Tì hưu: Tương truyền tì hưu là con vật đuổi tà, ăn vàng bạc châu báu ở tứ phương mà chỉ ăn chứ không thải ra cái gì. Vì thế, mọi người tin rằng đây là vật phẩm sẽ đem đến tài lộc cho gia đình ngày càng nhiều thêm thứ không bao giờ mất đi.Việc bày tì hưu cũng cần lưu ý không để đầu hướng thẳng vào cửa chính và gương. Không để đầu đối diện với nhà vệ sinh hay cửa sổ, nhưng cũng không được đặt ở vị trí cao quá đầu người và tránh hết sức việc di chuyển tượng tì hưu.Tiền xu phong thủy: Theo phong thủy, tiền xu là một trong những vật phẩm quan trọng, là biểu tượng của nguồn tài lộc và của cải. Cát khí của nó không những làm gia tăng tài lộc mà con đem lại nhiều may mắn về công danh, sự nghiệp và giải trừ tai họa, tiểu nhân.Bình tài lộc: Bình tài lộc là biểu tượng của hòa bình, bình an và thuận lợi. Tùy vào các loại hoa được chọn để cắm, bình sẽ mang ý nghĩa biểu tượng nhất định. Là một trong Bát Bửu, bình tượng trưng cho nơi chứa năng lượng tốt, biểu hiện dưới hình thức an tịnh trong tâm hồn và hạnh phúc trong tình yêu. Theo phong thủy, bình lớn có nhiều công dụng. Bình cắm cành thông hoặc cành tre và đặt ở giữa nhà, được coi là biểu tượng của cuộc sống hôn nhân hòa thuận và lâu bền với nhiều con cái.Miệng bình rộng, cổ thon tượng trưng cho tài lộc chạy vào qua cổ hẹp còn đáy bình rộng lại mang ý nghĩa tài lộc sẽ ở lại gia đình trong một thời gian dài. Ngoài ra, nếu bình được trang trí bằng những biểu tượng tài lộc như rồng hoặc dơi đỏ sẽ tốt hơn. Nguyên nhân là do bình có hình rồng phượng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả gia đình. Còn đối với các loại bình có in hình hoa bốn mùa sẽ tượng trưng cho gia đình thịnh vượng và hòa thuận suốt bốn mùa trong năm.Tượng 3 ông Phúc – Lộc – Thọ: Ba ông Phúc – Lộc – Thọ hay còn gọi là ba ông Tam Đa là biểu tượng của phúc đức, tài lộc và sức khỏe. Hình ảnh Phúc – Lộc – Thọ trong thực tế được miêu tả qua tranh ảnh, tượng gỗ đẹp, tượng đá,…đều khá thống nhất. Hình ảnh ông Phúc là một ông già râu dài, mặt tươi cười rạng rỡ và trên tay bế một đứa trẻ. Hình ảnh này thể hiện sự vui vẻ và hạnh phúc khi đạt được mong ước con cháu đủ đầy. Hình ảnh ông Lộc là một vị quan tướng mạo cân đối với áo mũ, cân đai sang trọng, trên tay cầm gậy như ý. Hình ảnh này thể hiện sự giàu sang, phú quý và đủ đầy về mặt tiền bạc. Ngược lại, hình ảnh ông Thọ là một ông già râu dài, hói đầu và trên tay cầm quả đào. Hình ảnh này với điểm nhấn đặc biệt là quả đào đại diện cho sự trường thọ và sức khỏe dẻo dai.Từ hình ảnh trên, tượng Phúc – Lộc – Thọ chính là biểu tượng cho 3 niềm mong ước của con người trong cuộc sống. Trong phong thủy, trưng bày tượng Tam Đa trong nhà giúp mang đến tài lộc, may mắn, sức khỏe và thịnh vượng cho gia chủ. Tượng Tam Đa rất thích hợp để trưng bày phòng khách với ý nghĩa chiêu tài rước lộc cho gia chủ trong năm mới.Ngựa phong thủy: Ngày xưa, ngựa là con vật gắn bó với cuộc sống con người. Ngựa không chỉ là phương tiện đi lại mà còn là biểu trưng của sức mạnh thần tốc, sự uy mãnh và trung thành. Hình ảnh ngựa phong thủy được thể hiện trong tranh ngựa, tượng ngựa là hình ảnh bát mã truy phong, bát mã vượt biển, mã đáo thành công, mã đáo song hành,…Mỗi hình ảnh ngựa phong thủy đều mang một ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, ý nghĩa phong thủy chung của tranh ngựa hay tượng ngựa là mang đến may mắn, tài lộc và thăng tiến trên con đường công danh. Theo các chuyên gia phong thủy, khi trưng bày tượng/tranh ngựa nên trưng bày hướng ra cửa vì đây được xem là hướng mang đến nhiều tài lộc và may mắn. Ngựa được xem là vật phẩm phong thủy hợp với người tuổi thìn, tuất và hợi. Người tuổi tý nên tránh treo tranh ngựa hoặc trưng bày tượng ngựa trong nhà. Trưng bày ngựa phong thủy trong phòng khách gia đình mang đến tài lộc, may mắn và phát đạt trong kinh doanh, buôn bán. Ngựa là vật phẩm phong thủy thuộc Ngọ nên được trưng bày theo hướng Nam trong phòng khách. (Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, cung cấp nội dung khoa học phong thủy cho bạn đọc).
Tì hưu: Tương truyền tì hưu là con vật đuổi tà, ăn vàng bạc châu báu ở tứ phương mà chỉ ăn chứ không thải ra cái gì. Vì thế, mọi người tin rằng đây là vật phẩm sẽ đem đến tài lộc cho gia đình ngày càng nhiều thêm thứ không bao giờ mất đi.
Việc bày tì hưu cũng cần lưu ý không để đầu hướng thẳng vào cửa chính và gương. Không để đầu đối diện với nhà vệ sinh hay cửa sổ, nhưng cũng không được đặt ở vị trí cao quá đầu người và tránh hết sức việc di chuyển tượng tì hưu.
Tiền xu phong thủy: Theo phong thủy, tiền xu là một trong những vật phẩm quan trọng, là biểu tượng của nguồn tài lộc và của cải. Cát khí của nó không những làm gia tăng tài lộc mà con đem lại nhiều may mắn về công danh, sự nghiệp và giải trừ tai họa, tiểu nhân.
Bình tài lộc: Bình tài lộc là biểu tượng của hòa bình, bình an và thuận lợi. Tùy vào các loại hoa được chọn để cắm, bình sẽ mang ý nghĩa biểu tượng nhất định. Là một trong Bát Bửu, bình tượng trưng cho nơi chứa năng lượng tốt, biểu hiện dưới hình thức an tịnh trong tâm hồn và hạnh phúc trong tình yêu. Theo phong thủy, bình lớn có nhiều công dụng. Bình cắm cành thông hoặc cành tre và đặt ở giữa nhà, được coi là biểu tượng của cuộc sống hôn nhân hòa thuận và lâu bền với nhiều con cái.
Miệng bình rộng, cổ thon tượng trưng cho tài lộc chạy vào qua cổ hẹp còn đáy bình rộng lại mang ý nghĩa tài lộc sẽ ở lại gia đình trong một thời gian dài. Ngoài ra, nếu bình được trang trí bằng những biểu tượng tài lộc như rồng hoặc dơi đỏ sẽ tốt hơn. Nguyên nhân là do bình có hình rồng phượng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả gia đình. Còn đối với các loại bình có in hình hoa bốn mùa sẽ tượng trưng cho gia đình thịnh vượng và hòa thuận suốt bốn mùa trong năm.
Tượng 3 ông Phúc – Lộc – Thọ: Ba ông Phúc – Lộc – Thọ hay còn gọi là ba ông Tam Đa là biểu tượng của phúc đức, tài lộc và sức khỏe. Hình ảnh Phúc – Lộc – Thọ trong thực tế được miêu tả qua tranh ảnh, tượng gỗ đẹp, tượng đá,…đều khá thống nhất. Hình ảnh ông Phúc là một ông già râu dài, mặt tươi cười rạng rỡ và trên tay bế một đứa trẻ. Hình ảnh này thể hiện sự vui vẻ và hạnh phúc khi đạt được mong ước con cháu đủ đầy. Hình ảnh ông Lộc là một vị quan tướng mạo cân đối với áo mũ, cân đai sang trọng, trên tay cầm gậy như ý. Hình ảnh này thể hiện sự giàu sang, phú quý và đủ đầy về mặt tiền bạc. Ngược lại, hình ảnh ông Thọ là một ông già râu dài, hói đầu và trên tay cầm quả đào. Hình ảnh này với điểm nhấn đặc biệt là quả đào đại diện cho sự trường thọ và sức khỏe dẻo dai.
Từ hình ảnh trên, tượng Phúc – Lộc – Thọ chính là biểu tượng cho 3 niềm mong ước của con người trong cuộc sống. Trong phong thủy, trưng bày tượng Tam Đa trong nhà giúp mang đến tài lộc, may mắn, sức khỏe và thịnh vượng cho gia chủ. Tượng Tam Đa rất thích hợp để trưng bày phòng khách với ý nghĩa chiêu tài rước lộc cho gia chủ trong năm mới.
Ngựa phong thủy: Ngày xưa, ngựa là con vật gắn bó với cuộc sống con người. Ngựa không chỉ là phương tiện đi lại mà còn là biểu trưng của sức mạnh thần tốc, sự uy mãnh và trung thành. Hình ảnh ngựa phong thủy được thể hiện trong tranh ngựa, tượng ngựa là hình ảnh bát mã truy phong, bát mã vượt biển, mã đáo thành công, mã đáo song hành,…
Mỗi hình ảnh ngựa phong thủy đều mang một ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, ý nghĩa phong thủy chung của tranh ngựa hay tượng ngựa là mang đến may mắn, tài lộc và thăng tiến trên con đường công danh. Theo các chuyên gia phong thủy, khi trưng bày tượng/tranh ngựa nên trưng bày hướng ra cửa vì đây được xem là hướng mang đến nhiều tài lộc và may mắn. Ngựa được xem là vật phẩm phong thủy hợp với người tuổi thìn, tuất và hợi. Người tuổi tý nên tránh treo tranh ngựa hoặc trưng bày tượng ngựa trong nhà. Trưng bày ngựa phong thủy trong phòng khách gia đình mang đến tài lộc, may mắn và phát đạt trong kinh doanh, buôn bán. Ngựa là vật phẩm phong thủy thuộc Ngọ nên được trưng bày theo hướng Nam trong phòng khách. (Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, cung cấp nội dung khoa học phong thủy cho bạn đọc).