1. Cây cảnh: Tây phủ hải đường: Tây phủ hải đường (tên khoa học là Malus spectabilis) là loài hoa có lịch sử lâu đời. Loài cây này còn có nhiều tên gọi khác như hải đường tây thục, thùy ti hải đường, kim ty hải đường, thùy lục, tây phủ, chiêm cánh hay táo dại.
Người xưa cũng có câu: “Tây phủ hải đường sống tại gia, phú quý tự nhiên đến” hay "Trong nhà có hoa tây phủ hải đường, không lo nghèo khó". Suy cho cùng thì cây cảnh tây phủ hải đường luôn là cây yêu thích của các gia đình giàu có và các vườn thượng uyển của vua chúa ngày xưa.
Ngoài ra, loài cây phong thủy này còn tượng trưng cho vàng ngọc đầy nhà. Hoa Tây phủ hải đường tượng trưng cho địa vị và sự giàu có, và việc bảo dưỡng chúng tại nhà mang ý nghĩa chào đón sự giàu có và may mắn.Tây phủ hải đường có nhiều loại khác nhau như nhưng cho dù là loại nào thì chúng đều có vẻ đẹp khác biệt, hoa nở rộ kín cành, tạo nên khung cảnh rất ngoạn mục. Loài hoa này còn có nhiều cái tên dân dã như hoa tiên, hoa quý phi, hoa quý tộc... để nói lên vẻ đẹp quyến rũ, mê hoặc của chúng.Nếu không có sân, bạn hãy chọn cây cảnh tây phủ hải đường bonsai dáng đẹp, hoa nở tinh tế và sang trọng. Bày một chậu cây cảnh này trong phòng khách sẽ mang mùa xuân vào nhà, rất độc đáo và quyến rũ.
2. Cây cảnh: Tùng La Hán: Tùng La Hán còn có nhiều tên gọi khác như thông La Hán, Vạn niên tùng, tên khoa học là Podocarpus macrophyllus thuộc họ Thông tre (Podocarpaceae).
Cây cảnh này xanh tươi quanh năm, có thể cho quả có hình dạng giống “La Hán” nên trong mắt nhiều người, những cây cảnh này chính là những "La Hán" trông coi nhà cửa. Cây cảnh này cũng được coi là cây kiếm tiền - cây giữ nhà, có vị trí rất quan trọng trong việc dưỡng trạch, an gia.
Đây là cây cảnh mà ngày xưa chỉ có gia đình quyền quý mới trồng. Nó tượng trưng phong thái thanh tao, quyền quý nên thể hiện cho sự giàu sang, phú quý. Những chậu cây tùng la hán bonsai khi trồng trong nhà không những mang lại mảng xanh mà còn giúp trấn trạch, xua đuổi điềm xấu và mang lại may mắn cho gia chủ.
Đối với chậu cây tùng nhỏ trồng theo kiểu để bàn thường là những cây con nhỏ trồng chung với nhau, mang lại sự mới lạ, phong cách, giúp gia đình luôn yên vui, ấm no và hạnh phúc.Cây tùng La Hán sinh trưởng khá chậm nhưng có tuổi thọ rất cao. Trong dân gian, cây tùng La Hán còn được mệnh danh là “cây cất giữ của cải” bởi vì khi cây cảnh này nhiều tuổi rất có giá trị về kinh tế. Đây cũng là cây cảnh "gia truyền" được cha ông để lại cho con cháu, có ý nghĩa tốt đẹp, tạo phúc cho thế hệ mai sau.
Có thể thấy, gia đình giàu có sẽ trồng những cây cảnh tùng La Hán cao to, hình dáng đẹp, sinh lực mạnh mẽ, có dáng bonsai uy nghiêm, bề thế. Còn một số nhà "khiêm tốn" hơn cũng chỉ trồng những cây tùng La Hán nhỏ hơn.Do đó, nhìn cây cảnh này trước cửa nhà chắc chắn có thể đoán được gia cảnh của chủ nhà khấm khá, giàu có ra sao. Cây tùng La Hán càng lớn, hình dáng càng độc lạ, uy nghiêm thì gia đình càng thịnh vượng, giàu có.Cây giống tùng La Hán không đắt lắm nhưng những cây cảnh cao lớn, hình dáng đẹp, thế lạ thì rất đắt. Vì thế, nếu muốn có cây cảnh "truyền đời" và là gia tài để lại cho con cháu, bạn có thể bắt đầu trồng tư cây tùng La Hán nhỏ. Người xưa cũng có câu: "Tổ tiên trồng cây, con cháu hưởng bóng mát". Ông cha trồng cây có thể truyền lại sự phú quý, thịnh vượng cho con cháu nhiều đời về sau.
3. Cây cảnh: Mộc lan Cây cảnh mộc lan còn có tên khoa học là Magnolia. Ngoài ra nó còn được gọi với nhiều cái tên khác như: giáng hương, mộc niên, bạc ngọc lan...Cây mộc lan đã được ưa chuộng từ xa xưa và là một trong những loài cây không thể thiếu trong sân vườn gia đình quyền quý. Người xưa có câu: "ngôi nhà đầy vàng ngọc", chữ "ngọc" ở đây ám chỉ hoa mộc lan. Loài hoa này trang nhã, khi nở rộ tươi tắn, tỏa hương thơm thoang thoảng. Cả cây lớn tràn đầy những bông hoa lớn như vốc tay, rực rỡ và phú quý.Chính vì vậy, hoa mộc lan ngụ ý may mắn, thịnh vượng. Nhiều nhà giàu trồng cây cảnh này trước sân nhằm thu hút tài lộc, may mắn cho gia chủ, giúp việc làm ăn buôn bán cũng như công việc luôn được thuận lợi, thăng tiến.
Ngoài ra hoa mộc lan còn là biểu tượng cho sự giàu sang, quý phái nên khi nhìn vào cây hoa này các vị khách ghé thăm nhà cũng biết được quyền lực của chủ nhà. 4. Cây cảnh: Tường vi
Cây tường vi (tên tiếng Anh là Crepe Mytle, tên khoa học là Lagerstroemia indica Linn) mang đến những bông hoa mùa hè sặc sỡ.Đây là cây cảnh cát tường, được coi là đại diện "ngôi sao may mắn" trong thế giới phàm trần, thu hút tài lộc vào nhà và được nhiều người yêu thích. Đặc biệt thời xa xưa, một số gia đình giàu có, khá giả hầu hết đều thích trồng cây cảnh tường vi trước sân nhà. Thứ nhất là cây cảnh này có ý nghĩa tốt, thứ hai là vì thời gian ra hoa của nó kéo dài và có thể nở hoa từ mùa xuân sang thu, đặc biệt bùng nổ vào mùa hè.Trong phong thủy, cây cảnh tường vi có cánh hoa mỏng nên mang ý nghĩa cho sự mong manh và sự thuần khiết nhưng cũng không kém phần quyến rũ giống như một thiếu nữ đang ở độ tuổi xuân xanh.Đồng thời loài hoa này còn có khả năng xua đuổi tà ma và những điềm xấu, những xui xẻo mang đến những điều tốt đẹp cho gia chủ.
5. Cây cảnh: Cẩm tú cầu thân gỗ
Cẩm tú cầu thân gỗ Trung Quốc (tên tiếng Anh là Chinese snowball, tên khoa học là Viburnum macrocephalum) còn có tên gọi khác là tuyết cầu thân gỗ.
Tương truyền, cây cảnh này là hóa thân của "cây ngọc", hoa đặc biệt lớn, khi nở rộ giống như những quả bóng tuyết trắng muốt. Cây cảnh này nếu có kích cỡ lớn có giá rất cao. Đó là vì nó phát triển cực kỳ chậm, kiếm được một cây lớn là khá khó khăn.Nhà nào có cây cảnh này nở hoa trắng muốt trước cửa có thể thấy gia đình đó "không giàu cũng phú quý". Cây cảnh cẩm tú cầu thân gỗ nở hoa nhìn rất thịnh vượng, sung túc. Cây cảnh này không chỉ mang cho không gian sự tươi mới, mà còn có mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp giúp cho gia chủ có nhiều may mắn trong cuộc sống, tài lộc dồi dào.
Nhiều người còn cho rằng, trồng cây cảnh cẩm tú cầu thân gỗ trong sân có nghĩa là điềm lành đến nhà, xua đuổi thị phi. Hơn nữa, một cây cẩm tú cầu cổ thụ chắc chắn sẽ tăng thêm giá trị kinh tế cho ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên, khi cây cảnh nở hoa thì nở rất nhiều, toàn thân trắng muốt như được phủ tuyết. Bạn trồng cây cảnh này hôm nay thì vài chục năm nữa bạn sẽ được tự hào vì quyết định của mình. Khi cây cảnh lớn lên, hoa nở nhiều, kéo dài, đẹp đẽ và quý phái, mang lại giá trị lớn kể cả tinh thần lẫn kinh tế.
6. Cây cảnh: Hoàng dương
Người xưa cũng có câu: "Gia đình có cây hoàng dương, rường cột bao thế hệ". Đó là vì hoàng dương (Buxus) không chỉ có ý nghĩa phong thủy tốt lành mà nó còn là một loài cây gỗ rất quý. Cây nhỏ giá rất rẻ nhưng khi chúng lớn lên có thể thu hoạch làm đồ nội thất thì sẽ bán đắt như vàng.Ý nghĩa của hoàng dương (Buxus) nó rất tốt lành nên thời xa xưa, nhiều người, đặc biệt là các gia đình quan lại thích trồng cây hoàng dương. Những gia đình có cây hoàng dương lớn trước nhà không phú tất quý, không chỉ "giàu có" mà còn là "danh gia vọng tộc". Trường thọ, sang trọng, đắt giá, cây cảnh hoàng dương xứng đáng để trở thành báu vật truyền đời từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Gỗ Hoàng Dương trong phong thuỷ có tác dụng thanh lọc không khí. Hút khí độc và chắn phong thuỷ, khử tà khí. Mùi thơm của gỗ dịu nhẹ tạo cảm giác thư thái, giảm căng thẳng stress. Đem lại may mắn cho mọi người. Cây cảnh này có tuổi thọ rất cao nên người xưa cho rằng đây là cây cảnh vàng, có tác dụng "trấn trạch, bảo nhà".Người xưa cũng nói: "Nhà có hoàng dương, phúc khí vượng". Nhà trồng hoàng dương cũng thường là gia đình giàu có, "gia đình có hoàng dương, con cháu thịnh vượng"... 7. Cây cảnh: Bạch quả
Cây bạch quả (tên khoa học là Ginkgo biloba) có thể nói là một hóa thạch sống trên trái đất. Người ta nói rằng nó đã mọc trên trái đất hơn 200 triệu năm trước. Bởi vì vào mùa thu lá chuyển sang màu vàng óng, khi gió mùa thu thổi qua, mặt đất được bao phủ với lá vàng nên cây cảnh này còn có biệt danh "mặt đất vàng".Trong phong thủy, cây cảnh này có ý nghĩa tốt đẹp, tuổi thọ cao và giá trị làm cảnh cao. Đây là cây cảnh được người giàu yêu thích từ xa xưa. Ngày xưa, những gia đình có cây bạch quả vàng óng trước nhà chắc chắn sẽ khiến người người phải chiêm ngưỡng và gia đình đó chắc chắn giàu sang, có tiếng tăm.
Bạch quả là cây phong thủy biểu tượng của sức khỏe, trường thọ, hạnh phúc, điềm lành và có thể đóng vai trò trấn nhà. Lá cây bạch quả có đối xứng hình quạt được coi là “biểu tượng của sự hòa hợp", vì mép lá chia làm hai nửa nên cuống lá hợp lại thành một mảnh.
Khi trồng cây bạch quả, bạn nên chú ý đây là cây ưa sáng nên trồng ở nơi đủ ánh sáng, tưới nước hợp lý và bón thúc nhiều phân trong giai đoạn cây con để thúc đẩy cây sinh trưởng nhanh.
1. Cây cảnh: Tây phủ hải đường: Tây phủ hải đường (tên khoa học là Malus spectabilis) là loài hoa có lịch sử lâu đời. Loài cây này còn có nhiều tên gọi khác như hải đường tây thục, thùy ti hải đường, kim ty hải đường, thùy lục, tây phủ, chiêm cánh hay táo dại.
Người xưa cũng có câu: “Tây phủ hải đường sống tại gia, phú quý tự nhiên đến” hay "Trong nhà có hoa tây phủ hải đường, không lo nghèo khó". Suy cho cùng thì cây cảnh tây phủ hải đường luôn là cây yêu thích của các gia đình giàu có và các vườn thượng uyển của vua chúa ngày xưa.
Ngoài ra, loài cây phong thủy này còn tượng trưng cho vàng ngọc đầy nhà. Hoa Tây phủ hải đường tượng trưng cho địa vị và sự giàu có, và việc bảo dưỡng chúng tại nhà mang ý nghĩa chào đón sự giàu có và may mắn.
Tây phủ hải đường có nhiều loại khác nhau như nhưng cho dù là loại nào thì chúng đều có vẻ đẹp khác biệt, hoa nở rộ kín cành, tạo nên khung cảnh rất ngoạn mục. Loài hoa này còn có nhiều cái tên dân dã như hoa tiên, hoa quý phi, hoa quý tộc... để nói lên vẻ đẹp quyến rũ, mê hoặc của chúng.
Nếu không có sân, bạn hãy chọn cây cảnh tây phủ hải đường bonsai dáng đẹp, hoa nở tinh tế và sang trọng. Bày một chậu cây cảnh này trong phòng khách sẽ mang mùa xuân vào nhà, rất độc đáo và quyến rũ.
2. Cây cảnh: Tùng La Hán: Tùng La Hán còn có nhiều tên gọi khác như thông La Hán, Vạn niên tùng, tên khoa học là Podocarpus macrophyllus thuộc họ Thông tre (Podocarpaceae).
Cây cảnh này xanh tươi quanh năm, có thể cho quả có hình dạng giống “La Hán” nên trong mắt nhiều người, những cây cảnh này chính là những "La Hán" trông coi nhà cửa. Cây cảnh này cũng được coi là cây kiếm tiền - cây giữ nhà, có vị trí rất quan trọng trong việc dưỡng trạch, an gia.
Đây là cây cảnh mà ngày xưa chỉ có gia đình quyền quý mới trồng. Nó tượng trưng phong thái thanh tao, quyền quý nên thể hiện cho sự giàu sang, phú quý. Những chậu cây tùng la hán bonsai khi trồng trong nhà không những mang lại mảng xanh mà còn giúp trấn trạch, xua đuổi điềm xấu và mang lại may mắn cho gia chủ.
Đối với chậu cây tùng nhỏ trồng theo kiểu để bàn thường là những cây con nhỏ trồng chung với nhau, mang lại sự mới lạ, phong cách, giúp gia đình luôn yên vui, ấm no và hạnh phúc.
Cây tùng La Hán sinh trưởng khá chậm nhưng có tuổi thọ rất cao. Trong dân gian, cây tùng La Hán còn được mệnh danh là “cây cất giữ của cải” bởi vì khi cây cảnh này nhiều tuổi rất có giá trị về kinh tế. Đây cũng là cây cảnh "gia truyền" được cha ông để lại cho con cháu, có ý nghĩa tốt đẹp, tạo phúc cho thế hệ mai sau.
Có thể thấy, gia đình giàu có sẽ trồng những cây cảnh tùng La Hán cao to, hình dáng đẹp, sinh lực mạnh mẽ, có dáng bonsai uy nghiêm, bề thế. Còn một số nhà "khiêm tốn" hơn cũng chỉ trồng những cây tùng La Hán nhỏ hơn.
Do đó, nhìn cây cảnh này trước cửa nhà chắc chắn có thể đoán được gia cảnh của chủ nhà khấm khá, giàu có ra sao. Cây tùng La Hán càng lớn, hình dáng càng độc lạ, uy nghiêm thì gia đình càng thịnh vượng, giàu có.
Cây giống tùng La Hán không đắt lắm nhưng những cây cảnh cao lớn, hình dáng đẹp, thế lạ thì rất đắt. Vì thế, nếu muốn có cây cảnh "truyền đời" và là gia tài để lại cho con cháu, bạn có thể bắt đầu trồng tư cây tùng La Hán nhỏ. Người xưa cũng có câu: "Tổ tiên trồng cây, con cháu hưởng bóng mát". Ông cha trồng cây có thể truyền lại sự phú quý, thịnh vượng cho con cháu nhiều đời về sau.
3. Cây cảnh: Mộc lan Cây cảnh mộc lan còn có tên khoa học là Magnolia. Ngoài ra nó còn được gọi với nhiều cái tên khác như: giáng hương, mộc niên, bạc ngọc lan...
Cây mộc lan đã được ưa chuộng từ xa xưa và là một trong những loài cây không thể thiếu trong sân vườn gia đình quyền quý. Người xưa có câu: "ngôi nhà đầy vàng ngọc", chữ "ngọc" ở đây ám chỉ hoa mộc lan. Loài hoa này trang nhã, khi nở rộ tươi tắn, tỏa hương thơm thoang thoảng. Cả cây lớn tràn đầy những bông hoa lớn như vốc tay, rực rỡ và phú quý.
Chính vì vậy, hoa mộc lan ngụ ý may mắn, thịnh vượng. Nhiều nhà giàu trồng cây cảnh này trước sân nhằm thu hút tài lộc, may mắn cho gia chủ, giúp việc làm ăn buôn bán cũng như công việc luôn được thuận lợi, thăng tiến.
Ngoài ra hoa mộc lan còn là biểu tượng cho sự giàu sang, quý phái nên khi nhìn vào cây hoa này các vị khách ghé thăm nhà cũng biết được quyền lực của chủ nhà.
4. Cây cảnh: Tường vi
Cây tường vi (tên tiếng Anh là Crepe Mytle, tên khoa học là Lagerstroemia indica Linn) mang đến những bông hoa mùa hè sặc sỡ.
Đây là cây cảnh cát tường, được coi là đại diện "ngôi sao may mắn" trong thế giới phàm trần, thu hút tài lộc vào nhà và được nhiều người yêu thích. Đặc biệt thời xa xưa, một số gia đình giàu có, khá giả hầu hết đều thích trồng cây cảnh tường vi trước sân nhà. Thứ nhất là cây cảnh này có ý nghĩa tốt, thứ hai là vì thời gian ra hoa của nó kéo dài và có thể nở hoa từ mùa xuân sang thu, đặc biệt bùng nổ vào mùa hè.
Trong phong thủy, cây cảnh tường vi có cánh hoa mỏng nên mang ý nghĩa cho sự mong manh và sự thuần khiết nhưng cũng không kém phần quyến rũ giống như một thiếu nữ đang ở độ tuổi xuân xanh.
Đồng thời loài hoa này còn có khả năng xua đuổi tà ma và những điềm xấu, những xui xẻo mang đến những điều tốt đẹp cho gia chủ.
5. Cây cảnh: Cẩm tú cầu thân gỗ
Cẩm tú cầu thân gỗ Trung Quốc (tên tiếng Anh là Chinese snowball, tên khoa học là Viburnum macrocephalum) còn có tên gọi khác là tuyết cầu thân gỗ.
Tương truyền, cây cảnh này là hóa thân của "cây ngọc", hoa đặc biệt lớn, khi nở rộ giống như những quả bóng tuyết trắng muốt. Cây cảnh này nếu có kích cỡ lớn có giá rất cao. Đó là vì nó phát triển cực kỳ chậm, kiếm được một cây lớn là khá khó khăn.
Nhà nào có cây cảnh này nở hoa trắng muốt trước cửa có thể thấy gia đình đó "không giàu cũng phú quý". Cây cảnh cẩm tú cầu thân gỗ nở hoa nhìn rất thịnh vượng, sung túc. Cây cảnh này không chỉ mang cho không gian sự tươi mới, mà còn có mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp giúp cho gia chủ có nhiều may mắn trong cuộc sống, tài lộc dồi dào.
Nhiều người còn cho rằng, trồng cây cảnh cẩm tú cầu thân gỗ trong sân có nghĩa là điềm lành đến nhà, xua đuổi thị phi. Hơn nữa, một cây cẩm tú cầu cổ thụ chắc chắn sẽ tăng thêm giá trị kinh tế cho ngôi nhà của bạn.
Tuy nhiên, khi cây cảnh nở hoa thì nở rất nhiều, toàn thân trắng muốt như được phủ tuyết. Bạn trồng cây cảnh này hôm nay thì vài chục năm nữa bạn sẽ được tự hào vì quyết định của mình. Khi cây cảnh lớn lên, hoa nở nhiều, kéo dài, đẹp đẽ và quý phái, mang lại giá trị lớn kể cả tinh thần lẫn kinh tế.
6. Cây cảnh: Hoàng dương
Người xưa cũng có câu: "Gia đình có cây hoàng dương, rường cột bao thế hệ". Đó là vì hoàng dương (Buxus) không chỉ có ý nghĩa phong thủy tốt lành mà nó còn là một loài cây gỗ rất quý. Cây nhỏ giá rất rẻ nhưng khi chúng lớn lên có thể thu hoạch làm đồ nội thất thì sẽ bán đắt như vàng.
Ý nghĩa của hoàng dương (Buxus) nó rất tốt lành nên thời xa xưa, nhiều người, đặc biệt là các gia đình quan lại thích trồng cây hoàng dương. Những gia đình có cây hoàng dương lớn trước nhà không phú tất quý, không chỉ "giàu có" mà còn là "danh gia vọng tộc". Trường thọ, sang trọng, đắt giá, cây cảnh hoàng dương xứng đáng để trở thành báu vật truyền đời từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Gỗ Hoàng Dương trong phong thuỷ có tác dụng thanh lọc không khí. Hút khí độc và chắn phong thuỷ, khử tà khí. Mùi thơm của gỗ dịu nhẹ tạo cảm giác thư thái, giảm căng thẳng stress. Đem lại may mắn cho mọi người. Cây cảnh này có tuổi thọ rất cao nên người xưa cho rằng đây là cây cảnh vàng, có tác dụng "trấn trạch, bảo nhà".
Người xưa cũng nói: "Nhà có hoàng dương, phúc khí vượng". Nhà trồng hoàng dương cũng thường là gia đình giàu có, "gia đình có hoàng dương, con cháu thịnh vượng"...
7. Cây cảnh: Bạch quả
Cây bạch quả (tên khoa học là Ginkgo biloba) có thể nói là một hóa thạch sống trên trái đất. Người ta nói rằng nó đã mọc trên trái đất hơn 200 triệu năm trước. Bởi vì vào mùa thu lá chuyển sang màu vàng óng, khi gió mùa thu thổi qua, mặt đất được bao phủ với lá vàng nên cây cảnh này còn có biệt danh "mặt đất vàng".
Trong phong thủy, cây cảnh này có ý nghĩa tốt đẹp, tuổi thọ cao và giá trị làm cảnh cao. Đây là cây cảnh được người giàu yêu thích từ xa xưa. Ngày xưa, những gia đình có cây bạch quả vàng óng trước nhà chắc chắn sẽ khiến người người phải chiêm ngưỡng và gia đình đó chắc chắn giàu sang, có tiếng tăm.
Bạch quả là cây phong thủy biểu tượng của sức khỏe, trường thọ, hạnh phúc, điềm lành và có thể đóng vai trò trấn nhà. Lá cây bạch quả có đối xứng hình quạt được coi là “biểu tượng của sự hòa hợp", vì mép lá chia làm hai nửa nên cuống lá hợp lại thành một mảnh.
Khi trồng cây bạch quả, bạn nên chú ý đây là cây ưa sáng nên trồng ở nơi đủ ánh sáng, tưới nước hợp lý và bón thúc nhiều phân trong giai đoạn cây con để thúc đẩy cây sinh trưởng nhanh.