Nền văn minh Maya
Bức bích họa của người Maya từ Bonampak, tái dựng bởi Antonio Tejeda; ở Chiapas, Mexico. Ảnh: Ygunza/FPG
Ở thời kỳ đỉnh cao, đế chế Maya mở rộng khắp Bán đảo Yucatán, Guatemala, Belize và một phần của Mexico ngày nay, khiến nó trở thành một trong những nền văn minh thống trị hùng hậu nhất thời bấy giờ.
Người Maya khá tiến bộ, họ thể hiện kỹ năng kỹ thuật vượt trội và sử dụng toán học phức tạp. Tuy nhiên, nền văn minh này dường như không thể tự duy trì và trải qua sự suy tàn nghiêm trọng vào khoảng năm 900 CN. Các nhà khảo cổ hiện tin rằng người Maya là nạn nhân của chiến tranh, song song với đó là sự biến đổi khí hậu dẫn đến nạn đói, buộc họ phải di cư khỏi các thành phố lớn nhất. Sự tàn phá của vùng nông thôn, dẫn đến nguồn tài nguyên bị suy giảm cũng có thể đóng một vai trò khiến đế chế này diệt vong.
Đế chế Khmer
Tháp Angkor Wat phản chiếu trong một cái ao, Angkor, Campuchia. Ảnh: Josef Beck/FPG
Có thời điểm, đế chế Khmer đã lan rộng khắp Campuchia. Angkor là một trong những thành phố lớn nhất của nền văn minh, với hệ thống đường sá và kênh rạch rộng lớn và dân số ước tính lên tới một triệu người. Đế chế Khmer ở thời kỳ đỉnh cao từ năm 1000 đến 1200 CN.
Các chuyên gia chưa từng tìm ra đươc điều gì đã khiến nền văn minh này biến mất, khiến các thành phố của nó phải chịu sự tàn phá của rừng rậm. Các giả thuyết được đặt ra bao gồm từ chiến tranh đến thảm họa môi trường. Tuy nhiên vẫn chưa có câu trả lời chính xác nhất
Nền văn minh Indus
Tàn tích Harappa. Ảnh:Smn121
Nền văn minh Indus, còn được gọi là nền văn minh Harappan, là một trong những nền văn minh lớn nhất trong lịch sử cổ đại, trải dài trên các vùng của Ấn Độ, Pakistan và Afghanistan và có tới năm triệu người.
Ở thời kỳ đỉnh cao, nền văn minh này tự hào có một số kiến trúc ấn tượng nhất thế giới cùng với nhiều thành tựu khác. Nó biến mất khoảng 3.000 năm trước mà không rõ lý do. Một giả thuyết cho rằng nó trở thành nạn nhân của biến đổi khí hậu dẫn đến hạn hán và nạn đói.
Đảo Phục Sinh
Ảnh: modestlife/Fotolia
Nổi tiếng với những đầu đá khổng lồ dọc theo bờ biển, Đảo Phục Sinh (Rapa Nui) là nơi sinh sống của nền văn minh Polynesia thịnh vượng, lần đầu tiên có người định cư trên đảo vào khoảng năm 700 CN. Cư dân của nền văn minh này là những người ngư dân lành nghề và thể hiện những khả năng tiên tiến khác.
Một số suy đoán rằng nguồn tài nguyên thiên nhiên suy giảm có thể đã dẫn đến sự suy tàn của nền văn minh. Bệnh tật và các yếu tố khác cũng có thể đóng một vai trò khiến nó sụp đổ.
Nền văn minh Çatalhöyük
Ảnh: internet
Trung nam Thổ Nhĩ Kỳ thời hiện đại từng là quê hương của một trong những thành phố lâu đời nhất thế giới: Çatalhöyük. Nó là một phần của nền văn minh rộng lớn phát triển rực rỡ từ 9.000 đến 7.000 năm trước rồi đột nhiên biến mất.
Điều làm cho Çatalhöyük trở nên độc đáo là cấu trúc giống tổ ong - các ngôi nhà được xây cạnh nhau và đi vào qua các lỗ trên mái nhà, có lối vào bằng thang và lối đi trên không. Mặc dù cư dân của nền văn minh này đã qua đời từ lâu nhưng họ vẫn để lại vô số vật phẩm mô tả chi tiết về cuộc sống và nghi lễ của họ.
Nền văn minh Mississippi
Monks Mound, Di tích lịch sử bang Cahokia, Illinois
Từ khoảng năm 700 CN cho đến khi tiếp xúc và thuộc địa hóa của người châu Âu, phần lớn Đông Nam nước Mỹ và trung lục địa Mỹ là quê hương của nền văn minh nông nghiệp được gọi là người Mississippi. Một trong những thành phố lớn nhất của họ, Cahokia, nằm gần Collinsville, Illinois ngày nay. Ước tính rộng sáu dặm vuông, Cahokia có quảng trường trung tâm đồ sộ, các kim tự tháp lớn bằng đất và các công trình kiến trúc bằng gỗ có hình dạng tương tự như Stonehenge được sử dụng để theo dõi các ngôi sao.
Một số người ước tính dân số Cahokia là 40.000 người, nhiều người sống ở các làng bên ngoài thành phố chính. Cũng như các nền văn minh đã mất khác, các chuyên gia không biết chắc chắn điều gì đã dẫn đến sự diệt vong dần dần của người Mississippi. Các giả thuyết phổ biến được cho là bởi suy thoái môi trường hoặc nạn đói và bệnh tật do vệ sinh kém.