Dấu tích của nền văn minh thung lũng Indus được các nhà khảo cổ phát hiện tại lãnh thổ Pakistan ngày ngay. Theo các nghiên cứu, nền văn minh này phát triển rực rỡ cách đây khoảng 4.500 năm. Vào thời kỳ đó, cuộc sống của người dân vô cùng phát triển, đạt được nhiều thành tựu trong kinh tế, kiến trúc, toán học...Sau đó, khoảng hơn 3.000 năm trước, nền văn minh này lụi tàn và biến mất không rõ nguyên nhân. Đến những năm 1920, các chuyên gia khai quật được một số di tích được xác định thuộc về nền văn minh thung lũng Indus.Trong suốt thời gian qua, các nhà khoa học vẫn nỗ lực giải mã nguyên nhân khiến nền văn minh thung lũng Indus sụp đổ.Nền văn minh Harappa phát triển vào khoảng từ năm 2800 trước Công nguyên - 1800 trước Công nguyên. Trong thời gian tồn tại, nền văn minh này có sự phát triển cao về kinh tế, thương mại, nông nghiệp, nghệ thuật, chữ viết...Tuy nhiên, nền văn minh Harappa bất ngờ biến mất khỏi thế giới để lại câu hỏi lớn. Trong nhiều năm qua, giới khoa học nỗ lực tìm ra lời giải nhưng vẫn chưa thành công.Một số giả thuyết được đưa ra để lý giải nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ và biến mất của nền văn minh Harappa như xảy ra xung đột, chiến tranh với nền văn hóa khác, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch bệnh... Dù vậy, những giả thuyết này chưa được kiểm chứng.Nền văn minh Maya là một trong những nền văn hóa phát triển nhất trên thế giới, trải rộng trên diện tích các nước mà ngày nay là Mexico, Belize, Guatemala và Honduras. Tuy nhiên, vào khoảng 1.000 năm trước, nền văn minh này biến mất khỏi Trái đất không rõ nguyên nhân.Trong thời gian qua, các chuyên gia đã tìm kiếm, nghiên cứu các dấu tích tại các công trình cổ xưa cũng như những tài liệu cổ nhằm tìm ra nguyên nhân khiến nền văn minh Maya lụi tàn.Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học, hạn hán kéo dài là nguyên nhân chính khiến nền văn minh Maya sụp đổ. Do lượng mưa giảm mạnh nên tác động nghiêm trọng đến nông nghiệp cũng như nhiều mặt trong đời sống thường nhật của người dân.Dù vậy, các chuyên gia vẫn cần tiến hành thêm các nghiên cứu khác nhằm tìm được nhiều bằng chứng khoa học hơn để củng cố quan điểm trên.Mời độc giả xem video: Google số hóa nền văn minh Maya cổ đại. Nguồn: THĐT1.
Dấu tích của nền văn minh thung lũng Indus được các nhà khảo cổ phát hiện tại lãnh thổ Pakistan ngày ngay. Theo các nghiên cứu, nền văn minh này phát triển rực rỡ cách đây khoảng 4.500 năm. Vào thời kỳ đó, cuộc sống của người dân vô cùng phát triển, đạt được nhiều thành tựu trong kinh tế, kiến trúc, toán học...
Sau đó, khoảng hơn 3.000 năm trước, nền văn minh này lụi tàn và biến mất không rõ nguyên nhân. Đến những năm 1920, các chuyên gia khai quật được một số di tích được xác định thuộc về nền văn minh thung lũng Indus.
Trong suốt thời gian qua, các nhà khoa học vẫn nỗ lực giải mã nguyên nhân khiến nền văn minh thung lũng Indus sụp đổ.
Nền văn minh Harappa phát triển vào khoảng từ năm 2800 trước Công nguyên - 1800 trước Công nguyên. Trong thời gian tồn tại, nền văn minh này có sự phát triển cao về kinh tế, thương mại, nông nghiệp, nghệ thuật, chữ viết...
Tuy nhiên, nền văn minh Harappa bất ngờ biến mất khỏi thế giới để lại câu hỏi lớn. Trong nhiều năm qua, giới khoa học nỗ lực tìm ra lời giải nhưng vẫn chưa thành công.
Một số giả thuyết được đưa ra để lý giải nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ và biến mất của nền văn minh Harappa như xảy ra xung đột, chiến tranh với nền văn hóa khác, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch bệnh... Dù vậy, những giả thuyết này chưa được kiểm chứng.
Nền văn minh Maya là một trong những nền văn hóa phát triển nhất trên thế giới, trải rộng trên diện tích các nước mà ngày nay là Mexico, Belize, Guatemala và Honduras. Tuy nhiên, vào khoảng 1.000 năm trước, nền văn minh này biến mất khỏi Trái đất không rõ nguyên nhân.
Trong thời gian qua, các chuyên gia đã tìm kiếm, nghiên cứu các dấu tích tại các công trình cổ xưa cũng như những tài liệu cổ nhằm tìm ra nguyên nhân khiến nền văn minh Maya lụi tàn.
Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học, hạn hán kéo dài là nguyên nhân chính khiến nền văn minh Maya sụp đổ. Do lượng mưa giảm mạnh nên tác động nghiêm trọng đến nông nghiệp cũng như nhiều mặt trong đời sống thường nhật của người dân.
Dù vậy, các chuyên gia vẫn cần tiến hành thêm các nghiên cứu khác nhằm tìm được nhiều bằng chứng khoa học hơn để củng cố quan điểm trên.
Mời độc giả xem video: Google số hóa nền văn minh Maya cổ đại. Nguồn: THĐT1.