Vào ngày 30/10/1961, Liên Xô tiến hành vụ thử bom hạt nhân mạnh nhất lịch sử thế giới. Vụ nổ Bom Sa Hoàng xảy ra trên quần đảo Novaya Zemlya, phía bắc của vòng Bắc cực.Ban đầu, Bom Sa Hoàng được dự định thiết kế có năng suất nổ lên tới 100 megaton nhưng về sau giảm xuống còn 50 megaton. Khi Bom Sa Hoàng được kích nổ, sức hủy diệt của nó mạnh hơn khoảng 3.300 lần so với bom hạt nhân được Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản cuối Thế chiến 2. Quả cầu lửa từ vụ nổ có đường kính gần 9,7 km.Ngày 24/12/1962, Liên Xô thực hiện vụ thử vũ khí hạt nhân tại bãi thử nghiệm trên quần đảo Novaya Zemlya, Bắc Cực. Sự kiện này được gọi là Test 219 (Thử nghiệm 219).Khi ấy, một quả bom hạt nhân với công suất nổ lên tới 24,2 megaton được kích hoạt và tạo ra đám mây hình nấm khổng lồ. Test 219 có sức công phá mạnh hơn khoảng 1.600 lần so với bom hạt nhân mà Mỹ sử dụng ở Hiroshima năm 1945.Test 147 (Thử nghiệm 147) là vụ thử hạt nhân mạnh mạnh thứ 3 trong lịch sử được Liên Xô thực hiện vào ngày 5/8/1962.Vũ khí hạt nhân này có công suất nổ lên tới 21,1 megaton và được kích nổ tại bãi thử thuộc quần đảo Novaya Zemlya (là một phần của Bắc Cực thuộc Nga).Vụ thử hạt nhân mạnh mạnh thứ 3 trong lịch sử là Test 173 (Thử nghiệm 173) diễn ra ngày 25/9/1962. Khi ấy, Liên Xô kích nổ quả bom hạt nhân với công suất 19,1 megaton xuống quần đảo Novaya Zemlya.Theo đó, Test 173 có sức công phá mạnh gấp 1.270 lần vũ khí hạt nhân mà Mỹ sử dụng ở Hiroshima trong giai đoạn cuối Thế chiến 2.Castle Bravo là vụ thử hạt nhân mạnh thứ 5 trong lịch sử Nhật Bản. Mỹ tiến hành vụ thử vũ khí hạt nhân này tại đảo san hô Bikini, thuộc quần đảo Marshall vào ngày 1/3/1954.Vũ khí hạt nhân này được thiết kế với công suất 15 megaton. Nó được kích nổ trên mặt đất chứ không phải thả xuống từ trên không.Mời độc giả xem video: Iran tuyên bố sẽ trả đũa vụ sát hại nhà khoa học hạt nhân. Nguồn: VTV24.
Vào ngày 30/10/1961, Liên Xô tiến hành vụ thử bom hạt nhân mạnh nhất lịch sử thế giới. Vụ nổ Bom Sa Hoàng xảy ra trên quần đảo Novaya Zemlya, phía bắc của vòng Bắc cực.
Ban đầu, Bom Sa Hoàng được dự định thiết kế có năng suất nổ lên tới 100 megaton nhưng về sau giảm xuống còn 50 megaton. Khi Bom Sa Hoàng được kích nổ, sức hủy diệt của nó mạnh hơn khoảng 3.300 lần so với bom hạt nhân được Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản cuối Thế chiến 2. Quả cầu lửa từ vụ nổ có đường kính gần 9,7 km.
Ngày 24/12/1962, Liên Xô thực hiện vụ thử vũ khí hạt nhân tại bãi thử nghiệm trên quần đảo Novaya Zemlya, Bắc Cực. Sự kiện này được gọi là Test 219 (Thử nghiệm 219).
Khi ấy, một quả bom hạt nhân với công suất nổ lên tới 24,2 megaton được kích hoạt và tạo ra đám mây hình nấm khổng lồ. Test 219 có sức công phá mạnh hơn khoảng 1.600 lần so với bom hạt nhân mà Mỹ sử dụng ở Hiroshima năm 1945.
Test 147 (Thử nghiệm 147) là vụ thử hạt nhân mạnh mạnh thứ 3 trong lịch sử được Liên Xô thực hiện vào ngày 5/8/1962.
Vũ khí hạt nhân này có công suất nổ lên tới 21,1 megaton và được kích nổ tại bãi thử thuộc quần đảo Novaya Zemlya (là một phần của Bắc Cực thuộc Nga).
Vụ thử hạt nhân mạnh mạnh thứ 3 trong lịch sử là Test 173 (Thử nghiệm 173) diễn ra ngày 25/9/1962. Khi ấy, Liên Xô kích nổ quả bom hạt nhân với công suất 19,1 megaton xuống quần đảo Novaya Zemlya.
Theo đó, Test 173 có sức công phá mạnh gấp 1.270 lần vũ khí hạt nhân mà Mỹ sử dụng ở Hiroshima trong giai đoạn cuối Thế chiến 2.
Castle Bravo là vụ thử hạt nhân mạnh thứ 5 trong lịch sử Nhật Bản. Mỹ tiến hành vụ thử vũ khí hạt nhân này tại đảo san hô Bikini, thuộc quần đảo Marshall vào ngày 1/3/1954.
Vũ khí hạt nhân này được thiết kế với công suất 15 megaton. Nó được kích nổ trên mặt đất chứ không phải thả xuống từ trên không.
Mời độc giả xem video: Iran tuyên bố sẽ trả đũa vụ sát hại nhà khoa học hạt nhân. Nguồn: VTV24.