Tọa lạc phường 8 của thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, ao Bà Om hay ao Vuông là một thắng cảnh rất nổi tiếng của vùng đất Nam Bộ. Cộng đồng người Khmer trong khu vực lưu truyền rất nhiều giai thoại lịch sử thú vị để giải thích nguồn gốc của ao nước này.1. Theo giai thoại được kể lại nhiều nhất, ngày xưa, có một nhóm con trai và một nhóm con gái thi nhau đào ao. Bà Om dẫn đầu phái nữ. Cả hai phái đặt điều kiện với nhau: bên nào thua thì bên đó phải cưới hỏi bên kia và giao ước đến khi sao Mai mọc thì cuộc thi kết thúc.Nhóm nam ỷ sức mạnh nên vừa làm vừa chơi, trong khi nhóm nữ dưới sự chỉ huy của bà Om đã dùng nhiều mưu mẹo để trì hoãn nhóm nam. Khi đào gần xong, nhóm nữ còn cho thả đèn lồng ở phía Đông làm cho nhóm nam tưởng là sao Mai đã mọc nên nghỉ sớm.Cuối cùng nhóm nữ chiến thắng, và ao của họ được đặt tên là ao Bà Om, theo tên của người trưởng nhóm mưu lược. Cũng từ đó mà có tục lệ người con trai phải sắm lễ để đi cưới người con gái...2. Theo một dị bản khác của giai thoại trên, xưa kia có một vị hoàng tử tên là Pa-tu-ma-vông trấn nhậm vùng đất Trà Vinh rất độc đoán. Ông bắt dân chúng phải dâng gái đẹp cho ông ta, ai bất tuân sẽ bị trừng trị nặng. Ông ta còn bắt đàn bà phải đem lễ vật đi cưới đàn ông.Một cô gái xinh đẹp đến bày tỏ sự phản đối hoàng tử. Bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp của cô gái nên hoàng tử cho mở một cuộc thi đào ao, bên đào xong trước sẽ thắng cuộc, được bên thua đi cưới. Sau đó, mọi chuyện diễn ra như đã kể ở trên.3. Một giai thoại khác thì kể rằng Bà Om và ông Lũy ở với nhau đã có một đứa con nhưng không biết đặt tên cho nó theo họ cha hay họ mẹ nên mới bày cách thi nhau làm công việc: Đào ao (do bà Om chỉ huy) và đắp lũy (do ông Lũy chỉ huy).Bà Om thắng cuộc thi này nên đứa con phải theo họ mẹ. Đó là tục lệ mà người Khmer đã duy trì trong suốt nhiều thế kỷ. Đến khi quân Pháp xâm lược, theo đúng thủ tục hành chính, người Khmer mới đặt tên con cái theo họ cha.4. Theo giai thoại thứ 4, ngày xưa có một hoàng tử cùng em gái đền trấn nhậm. Hoàng tử đóng dinh ở Prasat, tức Sóc Trăng ngày nay, còn công chúa thì chọn khoảng đất gần ao Bà Om ngày nay để dừng chân. Do không tìm được người con gái vừa ý, hoàng tử đã sang hỏi cưới em gái.Nhưng công chúa đã cự tuyệt điều trái luân thường. Nàng cho binh lính đắp lũy hào quanh dinh thự để ngăn anh trai qua quấy rối. Nàng cũng cho đào ao lấy nước ngọt dùng trong dinh và giao cho bà Om chỉ huy quân đội canh gác bốn phía. Dân trong vùng tới lui lấy nước, gọi là ao Bà Om...5. Giai thoại thứ 5 thì kể rằng, vào thời Thủy Chân Lạp, nhà vua cho đào ao để công chúa tắm. Trên mặt ao, vào mùa mưa mọc rất nhiều rau mò om (loại rau để nấu canh chua). Người dân gọi đó là ao mò om, theo thời gian đọc trại thành ao Bà Om...Ngày nay, ao Bà Om thu hút đông đảo du khách gần xa nhờ cảnh quan độc đáo và hấp dẫn. Ao có hình chữ nhật, rộng 300 mét, dài 500 mét, xung quanh là các gò đất mấp mô với nhiều cây cổ thụ có rễ nổi lên tạo thành những hình thù kì lạ.Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc | VTV Travel.
Tọa lạc phường 8 của thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, ao Bà Om hay ao Vuông là một thắng cảnh rất nổi tiếng của vùng đất Nam Bộ. Cộng đồng người Khmer trong khu vực lưu truyền rất nhiều giai thoại lịch sử thú vị để giải thích nguồn gốc của ao nước này.
1. Theo giai thoại được kể lại nhiều nhất, ngày xưa, có một nhóm con trai và một nhóm con gái thi nhau đào ao. Bà Om dẫn đầu phái nữ. Cả hai phái đặt điều kiện với nhau: bên nào thua thì bên đó phải cưới hỏi bên kia và giao ước đến khi sao Mai mọc thì cuộc thi kết thúc.
Nhóm nam ỷ sức mạnh nên vừa làm vừa chơi, trong khi nhóm nữ dưới sự chỉ huy của bà Om đã dùng nhiều mưu mẹo để trì hoãn nhóm nam. Khi đào gần xong, nhóm nữ còn cho thả đèn lồng ở phía Đông làm cho nhóm nam tưởng là sao Mai đã mọc nên nghỉ sớm.
Cuối cùng nhóm nữ chiến thắng, và ao của họ được đặt tên là ao Bà Om, theo tên của người trưởng nhóm mưu lược. Cũng từ đó mà có tục lệ người con trai phải sắm lễ để đi cưới người con gái...
2. Theo một dị bản khác của giai thoại trên, xưa kia có một vị hoàng tử tên là Pa-tu-ma-vông trấn nhậm vùng đất Trà Vinh rất độc đoán. Ông bắt dân chúng phải dâng gái đẹp cho ông ta, ai bất tuân sẽ bị trừng trị nặng. Ông ta còn bắt đàn bà phải đem lễ vật đi cưới đàn ông.
Một cô gái xinh đẹp đến bày tỏ sự phản đối hoàng tử. Bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp của cô gái nên hoàng tử cho mở một cuộc thi đào ao, bên đào xong trước sẽ thắng cuộc, được bên thua đi cưới. Sau đó, mọi chuyện diễn ra như đã kể ở trên.
3. Một giai thoại khác thì kể rằng Bà Om và ông Lũy ở với nhau đã có một đứa con nhưng không biết đặt tên cho nó theo họ cha hay họ mẹ nên mới bày cách thi nhau làm công việc: Đào ao (do bà Om chỉ huy) và đắp lũy (do ông Lũy chỉ huy).
Bà Om thắng cuộc thi này nên đứa con phải theo họ mẹ. Đó là tục lệ mà người Khmer đã duy trì trong suốt nhiều thế kỷ. Đến khi quân Pháp xâm lược, theo đúng thủ tục hành chính, người Khmer mới đặt tên con cái theo họ cha.
4. Theo giai thoại thứ 4, ngày xưa có một hoàng tử cùng em gái đền trấn nhậm. Hoàng tử đóng dinh ở Prasat, tức Sóc Trăng ngày nay, còn công chúa thì chọn khoảng đất gần ao Bà Om ngày nay để dừng chân. Do không tìm được người con gái vừa ý, hoàng tử đã sang hỏi cưới em gái.
Nhưng công chúa đã cự tuyệt điều trái luân thường. Nàng cho binh lính đắp lũy hào quanh dinh thự để ngăn anh trai qua quấy rối. Nàng cũng cho đào ao lấy nước ngọt dùng trong dinh và giao cho bà Om chỉ huy quân đội canh gác bốn phía. Dân trong vùng tới lui lấy nước, gọi là ao Bà Om...
5. Giai thoại thứ 5 thì kể rằng, vào thời Thủy Chân Lạp, nhà vua cho đào ao để công chúa tắm. Trên mặt ao, vào mùa mưa mọc rất nhiều rau mò om (loại rau để nấu canh chua). Người dân gọi đó là ao mò om, theo thời gian đọc trại thành ao Bà Om...
Ngày nay, ao Bà Om thu hút đông đảo du khách gần xa nhờ cảnh quan độc đáo và hấp dẫn. Ao có hình chữ nhật, rộng 300 mét, dài 500 mét, xung quanh là các gò đất mấp mô với nhiều cây cổ thụ có rễ nổi lên tạo thành những hình thù kì lạ.
Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc | VTV Travel.