Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-7 (thập niên 50)
Tên lửa đã đưa con người đến một thời đại mới - thời đại vũ trụ. Sergey Pavlovich Korolyov là một nhà khoa học, kỹ sư và nhà thiết kế tên lửa hàng đầu của Liên Xô, trong cuộc chạy đua vào không gian với Mỹ vào thập niên 50 và 60 của thế kỷ 20. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-7 do ông thiết kế đã trở thành loại "vũ khí tối thượng" mà lãnh đạo Liên Xô hy vọng nó có thể xóa sổ ưu thế hạt nhân của Mỹ.
|
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-7. |
Ngày 4/10/1957, R-7 được dùng với mục đích khác. Nó trở thành tên lửa đẩy để phóng vệ tinh đầu tiên thế giới, Sputnik 1, lên quỹ đạo. Ngày nay, chương trình này đã được phát triển thành tàu vũ trụ Soyuz.
2. Các vệ tinh Kamikaze (thập niên 60)
|
Hình minh họa của vệ tinh Thần phong Kamikaze. |
Những năm 1960, khi máy bay trinh sát bị vệ tinh gián điệp quấy nhiễu, Liên Xô đã nghĩ ra cách phá hỏng "cặp mắt" tò mò của Mỹ. Cách giải quyết rất đơn giản: gắn thuốc nổ vào sườn vệ tinh, dụ đối thủ đến đủ gần rồi cho phát nổ. Liên Xô đã thử nghiệm phương pháp này trên các vệ tinh của mình nhưng chưa bao giờ triển khai vũ khí tấn công.
3. "Đường xoắn ốc" MiG-105 (thập niên 60-70)
Tàu con thoi MiG-105 là đòn đáp trả của Liên Xô dành cho chương trình tương tự của Không quân Mỹ Dyna-Soar. Đây là loại tàu vũ trụ nhỏ dành cho một người, cần một tên lửa đẩy để có thể lên được quỹ đạo. Nó có buồng chứa các thiết bị trọng tải nhỏ như vệ tinh, trang thiết bị theo dõi hay vũ khí.
|
"Đường xoắn ốc" MiG-105 (MiG-105 "Spiral"). |
Tàu cũng có thể quay trở lại Trái đất và hạ cánh như một máy bay bình thường. Thời cuối những năm 70, các nghiên cứu được áp dụng cho MiG-105 thực sự là vô giá.
Khi ấy, Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô Brezhnev tin chắc rằng Tàu con thoi của Mỹ mới thực sự là "kẻ đánh bom" không gian nên đã ra lệnh cho ngành công nghiệp vũ trụ trong nước chế tạo tàu Buran, với tham vọng sánh ngang đối thủ.
4. Các trạm vũ trụ Almaz (thập niên 70)
Cả Mỹ và Liên Xô đều từng có thời gian thử nghiệm ý định đưa quân đội lên các trạm vũ trụ đặc biệt để giám sát đối phương. Mỹ chưa bao giờ hiện thực hóa điều này, trong khi Liên Xô đã đi tiên phong trong lĩnh vực thiết kế trạm vũ trụ vào những năm 70.
|
ModuleZarya - thành phần cốt lõi của Trạm vũ trụ quốc tế và cũng là một phần của hệ thống trạm vũ trụ quân sự Almaz. |
Liên Xô được cho là đã phóng 3 trạm vũ trụ Almaz vào không gian nhưng lại chưa bao giờ công nhận. Almaz được trang bị pháo không gian và được phóng dưới danh nghĩa chương trình trạm vũ trụ dân sự Salyut. Cuối cùng, ý định này đã bị bỏ lại vì các vệ tinh làm việc hiệu quả hơn với vai trò trinh thám.
5. Trạm vũ trụ Polyus (thập niên 80)
Dù các chi tiết liên quan đến tàu vũ trụ Polyus vẫn chưa rõ ràng, nhưng vài năm gần đây có nhiều thông tin cho rằng Liên Xô đã theo đuổi một dự án phát triển trạm không gian khá ấn tượng.
Dự án này nhằm đe dọa vũ khí laser chống vệ tinh thuộc chương trình "Phòng thủ chiến lược chủ động" (còn được biết đến với tên chương trình "Chiến tranh các vì sao") của cố Tổng thống Mỹ Ronald Reagan.
|
Trạm vũ trụ Polyus trong xưởng lắp ráp. |
Năm 1987, một nguyên mẫu trạm vũ trụ đã được phóng nhưng tiếc rằng không đến được quỹ đạo mà lại bị rơi ngược trở lại Trái Đất, theo tin từ Tạp chí Hàng không và Vũ trụ (Air & Space Magazine).
Nếu phóng thành công Polyus, có thể ván bài sẽ thay đổi. Khi ấy, Liên Xô có thể sẽ đánh bại Mỹ trong việc triển khai hệ thống vũ khí không gian laser - dự án mà phía Washington đã bỏ ngỏ.