5 điều kiêng kỵ vào ngày giỗ
– Tuyệt đối không nêm nếm thức ăn, ăn thử các món sẽ đem lên bàn thờ thắp hương vì như vậy là phạm úy, gây tội.
– Trên mâm cơm cúng giỗ, không đặt những món gỏi, sống hay có mùi tanh kẻo làm ô uế khu tâm linh
– Không nên dùng hoa ly lên bàn thờ thắp hương cho người đã khuất vì loài hoa này biểu tượng cho sự chia ly, mất mát, tin buồn…
– Mâm cơm cúng giỗ phải được đặt riêng, bày trên những bát đĩa, đĩa mới. Tránh dùng chung với chén đũa thừa ngày sử dụng.
– Không sử dụng đồ đóng hộp, các món ăn đặt sẵn ngoài nhà hàng để vào mâm cúng giỗ vì điều này được coi là thiếu thành ý.
|
Ảnh minh họa. |
Ngoài ra, con cháu cũng nên ghi nhớ một số việc dưới đây để ngày giỗ được tươm tất, suôn sẻ nhất:
1. Chuẩn bị trước ngày cúng giỗ
– Họp gia đình, bàn bạc lên thực đơn, phân công công việc
– Mời khách, họ hàng, làng xóm.
– Đi chợ mua thực phẩm để lên món
– Mượn trước bát đũa, xong nồi (nếu không đủ)
– Dựng sẵn rạp, sắp xếp bàn ghế (nếu làm phạm vi rộng).
– Cuối cùng, tính toán số tiền góp giỗ trên cơ sở tùy tâm, không chia đều.
2. Mâm cơm cúng giỗ gồm những gì
Ở miền Bắc, mâm giỗ thường có những món quen thuộc đó là xôi, giò, gà luộc, canh, cơm, nem rán… Còn ở miền Trung thì thường cầu kỳ hơn, trên mâm cúng giỗ gồm có: Thịt gà, thịt vịt, các món cá hoặc tôm nem chả, canh bún. Ở Miền Nam, thường các gia đình sẽ lên thực đơn đầy đủ bốn món: Hầm, Thịt luộc, Xào, Kho (món kho thịt heo, thịt ba chỉ, xào với rau cải đồ lòng….)
Mỗi vùng miền đều có những phong tục riêng, nhưng điều cần lưu ý đó là những món cúng phải là những món ăn quen thuộc, dễ ăn, phù hợp với văn hóa vùng miền, bày trí sạch sẽ, gọn gàng để bảo đảm sự tôn nghiêm trong tâm linh.
3. Văn khấn cúng giỗ
Bên trên là những điều cần lưu ý khi tổ chức giỗ cho người thân đã khuất. Hi bài viết này sẽ cho bạn thêm kiến thức bổ ích về cách tổ chức đám giỗ,thể hiện được sự thành kính và tưởng nhớ tới người đã mất.