4 vị tướng “vô hình” thời Tam Quốc: Tài giỏi nhưng không được vinh danh

Google News

Trung Quốc ở thời kỳ Đông Hán xuất hiện nhiều nhân vật kiệt xuất, trong đó võ tướng là bộ phận tiêu biểu được người người nể trọng.

Triệu Vân, Quan Vũ, Trương Phi, Nhan Lương, Cam Ninh, Hạ Hầu Uyên… là những danh tướng vô cùng nổi tiếng với tài võ nghệ cao cường, chí khí bất khuất, đã lập nên chiến công lẫy lừng. Tuy nghiên, rất ít người biết rằng cùng thời kỳ ấy cũng có rất nhiều vị tướng tài giỏi đã bị lịch sử bỏ quên, trở thành phần tồn tại mơ hồ không ai ghi nhớ.

1. Tưởng Nghĩa Cừ

Tưởng Nghĩa Cừ là thuộc hạ của Viên Thiệu. Vì thiếu sót trong tư liệu lịch sử nên Tưởng Nghĩa Cừ trở thành nhân vật vô danh, thế nhưng trên thực tế, ông được coi là một vị tướng tài giỏi trong thời Tam Quốc.

Trong một vài tư liệu hiếm hoi ghi lại, sau khi bại dưới tay Tào Tháo trong trận Quan Độ, Viên Thiệu về quân doanh nói với Tưởng Nghĩa Cừ: "Làm tướng lĩnh phải chấp nhận sự cô độc". Câu nói mang ý nghĩa Viên Thiệu muốn gửi gắm khát vọng và những chuyện cần làm phía sau cho Tưởng Nghĩa Cừ. Mặc dù, Tưởng Nghĩa Cừ không đồng ý nhưng ông vẫn giúp Viên Thiệu thu dọn tàn cuộc, một lần nữa bình định Ký Châu.

Có thể thấy, Tưởng Nghĩa Cừ là vị tướng có năng lực. Chỉ là khi ở dưới trướng của Viên Thiệu, ông lại trở thành nhân vật không mấy nổi bật nên không được sử sách ghi lại.

2. Diêm Hành

4 vi tuong “vo hinh” thoi Tam Quoc: Tai gioi nhung khong duoc vinh danh

Diêm Hành, tự Ngạn Minh, vốn là bộ tướng của quân Tây Lương. Trong trận đấu giữa Hàn Toại và Mã Đằng, Diêm Hành có cơ hội được đối kháng với danh tướng Mã Siêu. Hai người dốc sức tranh đấu kịch liệt, ngay cả giáo dài cũng đứt đoạn. Sau đó, Diêm Hành đã dùng thanh giáo gãy đâm vào cổ Mã Siêu, khiến Mã Siêu suýt mất mạng.

Mã Siêu là một vị danh tướng có tiếng. Chính vì vậy, việc đánh ngang cơ với Mã Siêu cho thấy Diêm Hành không phải thuộc dạng tầm thường.

Tuy nhiên, Diêm Hành đã không trung thành cả đời với Hàn Toại mà về sau lại quy phục Tào Tháo. Kể từ đó, ông không còn tạo nên chiến tích đáng để người đời ghi nhớ.

3. Mã Đại

4 vi tuong “vo hinh” thoi Tam Quoc: Tai gioi nhung khong duoc vinh danh-Hinh-2

Mã Đại là em trai của Mã Siêu. Ngay từ thời niên thiếu, ông đã cùng anh trai tham gia rất nhiều cuộc chiến lớn. Sau khi Mã Siêu qua đời, ông bắt đầu lộ diện và thể hiện tài năng.

Trận Bắc phạt thứ 5, Ngụy Diên và Dương Nghĩa tranh quyền, Mã Đại đã chém đầu Ngụy Diên và mang lại chiến tích to lớn.

Năm thứ hai sau khi Gia Cát Lượng qua đời, ông đã từng độc lập mang quân đi Bắc phạt, nhưng gặp phải sự công kích cản trở của Ngụy tướng Ngưu Kim nên đành phải thoái lui. Kể từ đó, sử sách không còn bất kỳ tư liệu nào về Mã Đại.

4. Cao Lãm

Cao Lãm hay Cao Hoán, là tướng lĩnh dưới trướng quân phiệt Viên Thiệu cuối thời Đông Hán, cùng với Nhan Lương, Văn Sửu, Trương Cáp mệnh danh là "Hà Bắc Tứ Đình Trụ" (Bốn trụ cột lớn của Hà Bắc).

Trong trận Quan Độ, Cao Lãm và Trương Cáp được lệnh của Viên Thiệu mang quân tấn công vào đại doanh của Tào Tháo nhưng kết quả thất bại. Thế nhưng khi chưa kịp về tới quân doanh, Quách Đồ (cố vấn dưới trướng Viên Thiệu) đã lan truyền tin tức sai cho rằng ông đã phản bội.

Vì mệt mỏi khi phải giải thích minh oan, Cao Lãm đã thật sự quay lưng lại với Viên Thiệu và đầu quân cho Tào Tháo.

Trương Cáp – người có cấp vị tương đương với Cao Lãm sau này đã trở thành một trong "Ngũ tử lương tướng" nổi danh. Ngược lại, Cao Lãm từ đó đã trở thành người "vô hình", không có bất kỳ tin tức nào khác trong lịch sử.

Theo Phan/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)