|
Ảnh minh họa |
Đặt mâm lễ cúng dưới bếp
Rất nhiều người Việt cho rằng, ông Công là thần thổ công, vị thần cai quản đất đai trong nhà, cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà, còn ông Táo là 23 vị đầu rau trông coi việc bếp núc nên sẽ được cúng ở dưới bếp. Tuy nhiên, trên thực tế việc cúng lễ như vậy là không đúng với phong tục, quy tắc truyền thống lâu đời của dân tộc.
Theo truyền thống, tất cả các vị này đều cần được thờ phụng trên ban thờ chính của gia đình. Hơn nữa, bếp là nơi đun nấu, không phải nơi thể cúng lễ. Mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.
Cúng lễ sau buổi trưa ngày 23 tháng Chạp
Theo tín ngưỡng dân gian, 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về chầu trời. Vì thế, việc cúng lễ cần tiến hành trước giờ này.
Vì thế, bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp, các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để làm lễ cúng ông Công, ông Táo. Khi hương cháy hết 2/3 là có thể hóa vàng mã, phóng sinh cá chép để tiễn ông Táo về trời.
Không được phép cúng đồ mặn cho Táo Quân
Nhiều gia đình cho rằng cúng ông Công, ông Táo thì không được phép cúng đồ mặn nhưng đây là quan niệm sai lầm bởi gia chủ có thể cúng mặn hay chay đều được. Mâm cúng ông Công, ông Táo cần quá cầu kỳ, miễn thể hiện được sự thành tâm của gia chủ là được.Lễ chay gồm có giấy vàng, giấy bạc, tờ tiền, cau trầu, nước và hoa quả. Nếu gia chủ muốn cúng lễ mặn thì có thể cúng giò chả, chân giò, xôi và các món ăn cổ truyền khác. Tuy nhiên, một số loại thịt từ vịt, chim, ngỗng, trâu, bò, dê, chó… thì không nên dùng để thờ cúng.
Cúng Táo quân phải xin tài lộc, sung túc
Mỗi khi cúng Táo quân, các gia đình thường tranh thủ xin được làm ăn phát đạt, may mắn, sức khỏe. Nhưng thực tế Táo Quân lên thiên đình chỉ để báo cáo việc lớn nhỏ trong nhà cho Ngọc Hoàng nghe, do vậy bạn chỉ cần cầu xin Táo Quân báo cáo điều tốt, không nói điều xấu với thiên đình là được.