Với niên đại hơn 600 tuổi, Minh Hiếu lăng nằm ở ngọn núi Độc Long, ở phía đông Nam Kinh. Đây là một trong những lăng mộ lớn nhất, nguyên vẹn nhất của hoàng đế nhà Minh tồn tại đến ngày nay. Theo các nhà nghiên cứu, nơi an nghỉ ngàn thu của Minh Thái Tông Chu Nguyên Chương (1360 - 1424) có quy mô lớn hơn lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.Tổng diện tích Minh Hiếu lăng khoảng 2.200 ha. Vào năm 2003, lăng mộ này cùng với các lăng mộ khác của đời nhà Minh và nhà Thanh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.Khi tìm hiểu về lăng mộ của Chu Nguyên Chương, nhiều người không khỏi bất ngờ khi biết được trong hơn 6 thế kỷ qua, không trộm mộ nào lấy cắp được món đồ tùy táng. Giới nghiên cứu cho rằng, mộ tặc không thể cướp bóc báu vật trong mộ Minh Thái Tông là vì 4 lý do.Đầu tiên là Minh Hiếu lăng có kiến trúc đặc biệt khiến những kẻ trộm mộ có vào mà không có ra. Điều này xuất phát từ việc bên trong lăng mộ có những con đường có hình dạng bất thường, giống như mê cung khổng lồ. Nếu mộ tặc đi vào thì sẽ không thể thoát ra và mắc kẹt trong mộ cho đến lúc chết.Lý do thứ hai được cho là địa vị đặc biệt của Chu Nguyên Chương. Từ một nông dân bần hàn, Chu Nguyên Chương dùng tài năng, bản lĩnh và trí tuệ vượt bậc để gây dựng sự nghiệp, lật đổ nhà Nguyên và xây dựng nên nhà Minh.Theo đó, nhiều người Hán yêu mến, kính trọng Chu Nguyên Chương vì ông hoàng này đã giúp họ thoát khỏi cuộc sống khổ sở của triều đại trước.Vậy nên những người dân sống gần lăng mộ của Chu Nguyên Chương tự nguyện trở thành những người trông gác, không để kẻ xấu xâm phạm lăng mộ của hoàng đế nhà Minh này.Nguyên nhân thứ ba được cho là Minh Hiếu lăng có những cơ quan chống trộm đặc biệt. Khi có kẻ đột nhập vào bên trong, những viên đá cuội lớn được bố trí trên đỉnh lăng sẽ rơi xuống, vùi lấp kẻ trộm mộ.Cuối cùng, Minh Hiếu lăng vô cùng kiên cố. Toàn bộ lăng mộ nằm bên trong núi đá. Điều này khiến kẻ trộm khó có thể đột nhập từ trên đỉnh núi hay đào từ dưới lên.Nếu dùng thuốc nổ để mở lối vào thì toàn bộ lăng mộ và ngọn núi sẽ nổ tung. Đất đá sẽ vùi lấp tất cả nên trộm mộ cũng không thể lấy được bất cứ thứ gì dù bỏ ra nhiều công sức.Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.
Với niên đại hơn 600 tuổi, Minh Hiếu lăng nằm ở ngọn núi Độc Long, ở phía đông Nam Kinh. Đây là một trong những lăng mộ lớn nhất, nguyên vẹn nhất của hoàng đế nhà Minh tồn tại đến ngày nay. Theo các nhà nghiên cứu, nơi an nghỉ ngàn thu của Minh Thái Tông Chu Nguyên Chương (1360 - 1424) có quy mô lớn hơn lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.
Tổng diện tích Minh Hiếu lăng khoảng 2.200 ha. Vào năm 2003, lăng mộ này cùng với các lăng mộ khác của đời nhà Minh và nhà Thanh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Khi tìm hiểu về lăng mộ của Chu Nguyên Chương, nhiều người không khỏi bất ngờ khi biết được trong hơn 6 thế kỷ qua, không trộm mộ nào lấy cắp được món đồ tùy táng. Giới nghiên cứu cho rằng, mộ tặc không thể cướp bóc báu vật trong mộ Minh Thái Tông là vì 4 lý do.
Đầu tiên là Minh Hiếu lăng có kiến trúc đặc biệt khiến những kẻ trộm mộ có vào mà không có ra. Điều này xuất phát từ việc bên trong lăng mộ có những con đường có hình dạng bất thường, giống như mê cung khổng lồ. Nếu mộ tặc đi vào thì sẽ không thể thoát ra và mắc kẹt trong mộ cho đến lúc chết.
Lý do thứ hai được cho là địa vị đặc biệt của Chu Nguyên Chương. Từ một nông dân bần hàn, Chu Nguyên Chương dùng tài năng, bản lĩnh và trí tuệ vượt bậc để gây dựng sự nghiệp, lật đổ nhà Nguyên và xây dựng nên nhà Minh.
Theo đó, nhiều người Hán yêu mến, kính trọng Chu Nguyên Chương vì ông hoàng này đã giúp họ thoát khỏi cuộc sống khổ sở của triều đại trước.
Vậy nên những người dân sống gần lăng mộ của Chu Nguyên Chương tự nguyện trở thành những người trông gác, không để kẻ xấu xâm phạm lăng mộ của hoàng đế nhà Minh này.
Nguyên nhân thứ ba được cho là Minh Hiếu lăng có những cơ quan chống trộm đặc biệt. Khi có kẻ đột nhập vào bên trong, những viên đá cuội lớn được bố trí trên đỉnh lăng sẽ rơi xuống, vùi lấp kẻ trộm mộ.
Cuối cùng, Minh Hiếu lăng vô cùng kiên cố. Toàn bộ lăng mộ nằm bên trong núi đá. Điều này khiến kẻ trộm khó có thể đột nhập từ trên đỉnh núi hay đào từ dưới lên.
Nếu dùng thuốc nổ để mở lối vào thì toàn bộ lăng mộ và ngọn núi sẽ nổ tung. Đất đá sẽ vùi lấp tất cả nên trộm mộ cũng không thể lấy được bất cứ thứ gì dù bỏ ra nhiều công sức.
Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.