Chu Nguyên Chương, còn gọi là Hồng Vũ Đế, Hồng Vũ Quân hay Chu Hồng Vũ, được nhớ đến là hoàng đế sáng lập nhà Minh với xuất thân thấp kém: gia đình bần nông. Ông tại vị từ năm 1368 - 1398. Sau khi lên ngôi, vị vua đầu tiên của nhà Minh sớm bộc lộ là một quân chủ hung bạo, đa nghi, giết người không ghê tay.Theo sử sách, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương nghi ngờ vị phi tần nào không chung thủy dù chẳng có bất kỳ chứng cứ cũng sẽ ban tội chết.Không những vậy, Chu Nguyên Chương cũng giết hại nhiều công thần, quan lại trong triều nếu nghi ngờ họ bất trung. Trong số này, một vài vụ án lớn do Chu Nguyên Chương "xử lý" đã khiến vài vạn người bị xử tử.Trong đó, vụ án Tống Liêm là một minh chứng điển hình. Tống Liêm là thầy giáo của thái tử. Trước đó, ông đã vào sinh ra tử với Chu Nguyên Chương. Theo đó, Tống Liêm là một trong những công thần của nhà Minh. Nhờ vậy, ông nhận được bổng lộc lớn và làm quan đến chức Học sĩ Thừa chỉ tri chế cáo.Chu Nguyên Chương tìm cớ để giết Tống Liêm. Khi thấy thầy giáo bị kết án chém đầu, Thái tử đã đứng ra cầu xin. Tuy nhiên, ông hoàng sáng lập nhà Minh không mềm lòng mà vẫn giữ nguyên quyết định.Đồng thời, Chu Nguyên Chương còn giận dữ, nói với con trai rằng sau khi đã ngồi trên ngai vàng, các công thần sẽ trở thành những "gai nhọn" cần phải loại bỏ.Theo Chu Nguyên Chương, khi đã thống nhất thiên hạ, những công thần này không thể dùng được nữa vì họ nắm quyền lực lớn trong tay sẽ đe đọa đến quyền lực của nhà vua. Nếu giữ lại những công thần này thì con cháu của ông nếu không có bản lĩnh hơn người thì sẽ có thể bị lật đổ hoặc chỉ có thể làm vua bù nhìn.Chu Nguyên Chương muốn nắm trong tay mọi quyền lực. Vậy nên, ông tập trung xây dựng chế độ trung ương tập quyền đến đỉnh cao. Do đó, sau vụ Tống Liêm, Minh Thái Tổ còn "xử lý" nhiều văn thần võ tướng trong triều.Trong đó, Năm Hồng Vũ thứ 13 (tức năm 1380), Thừa tướng Hồ Duy Dung bị kết tội mưu phản, khiến hơn 3 vạn người bị giết hại.Đến năm Hồng Vũ thứ 26 (tức năm 1393), tướng quân Lam Ngọc - người được xem như em ruột của Chu Nguyên Chương cũng bị ông hoàng này xử tử cùng với 2 vạn người khác. Theo ước tính, Minh Thái Tổ đã hạ lệnh giết 6 - 7 vạn người để diệt trừ hậu họa cho con cháu.Mời độc giả xem video: Phát minh thay đổi thế giới của phương Tây ra đời ở Trung Quốc?. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Chu Nguyên Chương, còn gọi là Hồng Vũ Đế, Hồng Vũ Quân hay Chu Hồng Vũ, được nhớ đến là hoàng đế sáng lập nhà Minh với xuất thân thấp kém: gia đình bần nông. Ông tại vị từ năm 1368 - 1398. Sau khi lên ngôi, vị vua đầu tiên của nhà Minh sớm bộc lộ là một quân chủ hung bạo, đa nghi, giết người không ghê tay.
Theo sử sách, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương nghi ngờ vị phi tần nào không chung thủy dù chẳng có bất kỳ chứng cứ cũng sẽ ban tội chết.
Không những vậy, Chu Nguyên Chương cũng giết hại nhiều công thần, quan lại trong triều nếu nghi ngờ họ bất trung. Trong số này, một vài vụ án lớn do Chu Nguyên Chương "xử lý" đã khiến vài vạn người bị xử tử.
Trong đó, vụ án Tống Liêm là một minh chứng điển hình. Tống Liêm là thầy giáo của thái tử. Trước đó, ông đã vào sinh ra tử với Chu Nguyên Chương. Theo đó, Tống Liêm là một trong những công thần của nhà Minh. Nhờ vậy, ông nhận được bổng lộc lớn và làm quan đến chức Học sĩ Thừa chỉ tri chế cáo.
Chu Nguyên Chương tìm cớ để giết Tống Liêm. Khi thấy thầy giáo bị kết án chém đầu, Thái tử đã đứng ra cầu xin. Tuy nhiên, ông hoàng sáng lập nhà Minh không mềm lòng mà vẫn giữ nguyên quyết định.
Đồng thời, Chu Nguyên Chương còn giận dữ, nói với con trai rằng sau khi đã ngồi trên ngai vàng, các công thần sẽ trở thành những "gai nhọn" cần phải loại bỏ.
Theo Chu Nguyên Chương, khi đã thống nhất thiên hạ, những công thần này không thể dùng được nữa vì họ nắm quyền lực lớn trong tay sẽ đe đọa đến quyền lực của nhà vua. Nếu giữ lại những công thần này thì con cháu của ông nếu không có bản lĩnh hơn người thì sẽ có thể bị lật đổ hoặc chỉ có thể làm vua bù nhìn.
Chu Nguyên Chương muốn nắm trong tay mọi quyền lực. Vậy nên, ông tập trung xây dựng chế độ trung ương tập quyền đến đỉnh cao. Do đó, sau vụ Tống Liêm, Minh Thái Tổ còn "xử lý" nhiều văn thần võ tướng trong triều.
Trong đó, Năm Hồng Vũ thứ 13 (tức năm 1380), Thừa tướng Hồ Duy Dung bị kết tội mưu phản, khiến hơn 3 vạn người bị giết hại.
Đến năm Hồng Vũ thứ 26 (tức năm 1393), tướng quân Lam Ngọc - người được xem như em ruột của Chu Nguyên Chương cũng bị ông hoàng này xử tử cùng với 2 vạn người khác. Theo ước tính, Minh Thái Tổ đã hạ lệnh giết 6 - 7 vạn người để diệt trừ hậu họa cho con cháu.
Mời độc giả xem video: Phát minh thay đổi thế giới của phương Tây ra đời ở Trung Quốc?. Nguồn: Kienthuc.net.vn.