1. Tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, chùa Vĩnh Nghiêm là công trình tôn giáo nổi tiếng bậc nhất của TP HCM. Chùa được khởi công năm 1964, lấy cảm hứng thiết kế từ một ngôi chùa gỗ cùng tên là chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang.Năm 1971, chùa Vĩnh Nghiêm cơ bản hoàn thành với các hạng mục, gồm tòa nhà trung tâm, Bảo tháp Quán Thế Âm, cơ sở dành cho hoạt động xã hội. Về sau, chùa lần lượt xây thêm các công trình khác, như Bảo tháp Xá Lợi Cộng đồng, Tháp đá Vĩnh Nghiêm, Phương trượng đường, khách đường...Công trình trung tâm là Phật điện được kiến trúc theo kiểu chữ công (工), các góc mái đều uốn cong theo kiểu chùa miền Bắc. Chính giữa Phật điện là bàn thờ Phật Thích Ca. Hai bên có Bồ Tát Văn Thù (bên trái) và Bồ Tát Phổ Hiền (bên phải). Hậu cung của Phật điện gian có thờ Tổ và những vĩ nhân có công với đất nước.Các tòa Bảo tháp làm nên điểm nhấn kiến trúc cho chùa, nổi bật là Tháp Quán Thế Âm, có lối vào nằm bên phải Phật điện. Công trình này gồm 7 tầng, cao gần 40 m, được xây cùng lúc với chùa. Ngoài ra còn tháp Xá Lợi Cộng đồng phía sau chùa và tháp đá Vĩnh Nghiêm nằm cạnh tam quan.Giới kiến trúc đánh giá, chùa Vĩnh Nghiêm là một trong số công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ 20. Đây cũng là ngôi chùa thu hút lượng du khách tham quan, chiêm bái hàng đầu của TP HCM hiện tại.2. Tọa lạc tại khu vực trung tâm quận 1, nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng nhất của Sài Gòn. Nhà thờ khởi công từ ngày 7/10/1877, khánh thành ngày ngày 11/4/1880 nhân dịp Lễ Phục sinh.Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6 m và có 6 chuông đồng lớn nặng 28,85 tấn. Trên đỉnh tháp có đính một cây thánh giá cao 3,50 m, ngang 2 m, nặng 600 kg. Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh thánh giá là 60,50 m.Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ tiếp đến là hai dãy nhà nguyện. Ba lòng của nhà thờ được ngăn cách bằng hai hàng cột chính hình, mỗi bên sáu chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Bàn thờ nơi Cung Thánh làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối.Ngày nay, nhà thờ Đức Bà được coi là một biểu tượng của Sài Gòn và là địa điểm mà bất cứ du khách nào cũng ghé thăm khi đặt chân đến thành phố lịch sử này.3. Tọa lạc ở số 45 Trương Định, Q.1, đền thờ Bà Mariamman (người Việt thường gọi là chùa Bà) là ngôi đền Hindu giáo lớn và nổi tiếng nhất trong ba ngôi đền Hindu tại TP HCM ngày nay. Đền được các thương gia người Ấn Độ ở Sài Gòn xây dựng cách đây 100 năm để thờ thần Mariamman - một vị nữ thần trong Hindu giáo phổ biến ở miền Nam Ấn Độ.Trung tâm ngôi đền là phòng thờ Bà Mariamman. Bà thường được coi là một vị Thần Mưa - vị Thần của mùa màng bội thu, đất đai màu mỡ. Người theo đạo Hindu tin rằng bà có khả năng làm cho bách bệnh tiêu tan và vạn sự như ý, trong đó có cả việc sinh con, hỏi vợ hay lấy chồng.Theo truyền thống Hindu giáo, nhiều người đến phía sau phòng thờ Bà Mariamman, úp mặt vào những phiến đá hoa cương để cầu nguyện với mong muốn vị nữ thần sẽ nghe thấy và biến điều ước thành hiện thực.Không chỉ nổi tiếng linh thiêng, đền thờ Bà Mariamman còn là một công trình kiến trúc độc đáo mang đậm nét Ấn Độ. Điều này được thể hiện qua những tác phẩm điêu khắc rực rỡ sắc màu được bài trí ở nhiều nơi, đặc biệt là mái đền.4. Tọa lạc tại số 66 Đông Du, Thánh đường Hồi giáo Jamia Al-Musulman là thánh đường lớn và nổi tiếng bậc nhất của Sài Gòn. Thánh đường được cộng đồng Ấn kiều đóng góp tiền xây dựng từ năm 1935 để phục vụ như cầu tâm linh của những tín đồ Hồi giáo đến từ Nam Ấn Độ cư ngụ tại Sài Gòn.Thánh đường Jamia Al-Musulman không lớn, nhưng có phong cách kiến trúc tinh tế mang đậm dấu ấn Hồi giáo vùng Nam Á. Chính điện của thánh đường nằm ở tầng 2, sau một khoảng sân lớn có các bậc cấp rộng dẫn lên.Không gian cầu nguyện của thánh đường khá lớn, gồm chính điện và các dãy hành lang bao quanh với sức chứa hàng trăm người. Cạnh khu chính điện còn có hồ nước dành cho nam tín đồ lấy nước để thanh tẩy.Ngày nay, Thánh đường Jamia Al-Musulman là nơi tập trung đông tín đồ Hồi giáo đến hành lễ nhất của TP HCM. Có thể coi đây là một thánh đường Hồi giáo quốc tế của Sài Gòn.
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.
1. Tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, chùa Vĩnh Nghiêm là công trình tôn giáo nổi tiếng bậc nhất của TP HCM. Chùa được khởi công năm 1964, lấy cảm hứng thiết kế từ một ngôi chùa gỗ cùng tên là chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang.
Năm 1971, chùa Vĩnh Nghiêm cơ bản hoàn thành với các hạng mục, gồm tòa nhà trung tâm, Bảo tháp Quán Thế Âm, cơ sở dành cho hoạt động xã hội. Về sau, chùa lần lượt xây thêm các công trình khác, như Bảo tháp Xá Lợi Cộng đồng, Tháp đá Vĩnh Nghiêm, Phương trượng đường, khách đường...
Công trình trung tâm là Phật điện được kiến trúc theo kiểu chữ công (工), các góc mái đều uốn cong theo kiểu chùa miền Bắc. Chính giữa Phật điện là bàn thờ Phật Thích Ca. Hai bên có Bồ Tát Văn Thù (bên trái) và Bồ Tát Phổ Hiền (bên phải). Hậu cung của Phật điện gian có thờ Tổ và những vĩ nhân có công với đất nước.
Các tòa Bảo tháp làm nên điểm nhấn kiến trúc cho chùa, nổi bật là Tháp Quán Thế Âm, có lối vào nằm bên phải Phật điện. Công trình này gồm 7 tầng, cao gần 40 m, được xây cùng lúc với chùa. Ngoài ra còn tháp Xá Lợi Cộng đồng phía sau chùa và tháp đá Vĩnh Nghiêm nằm cạnh tam quan.
Giới kiến trúc đánh giá, chùa Vĩnh Nghiêm là một trong số công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ 20. Đây cũng là ngôi chùa thu hút lượng du khách tham quan, chiêm bái hàng đầu của TP HCM hiện tại.
2. Tọa lạc tại khu vực trung tâm quận 1, nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng nhất của Sài Gòn. Nhà thờ khởi công từ ngày 7/10/1877, khánh thành ngày ngày 11/4/1880 nhân dịp Lễ Phục sinh.
Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6 m và có 6 chuông đồng lớn nặng 28,85 tấn. Trên đỉnh tháp có đính một cây thánh giá cao 3,50 m, ngang 2 m, nặng 600 kg. Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh thánh giá là 60,50 m.
Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ tiếp đến là hai dãy nhà nguyện. Ba lòng của nhà thờ được ngăn cách bằng hai hàng cột chính hình, mỗi bên sáu chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Bàn thờ nơi Cung Thánh làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối.
Ngày nay, nhà thờ Đức Bà được coi là một biểu tượng của Sài Gòn và là địa điểm mà bất cứ du khách nào cũng ghé thăm khi đặt chân đến thành phố lịch sử này.
3. Tọa lạc ở số 45 Trương Định, Q.1, đền thờ Bà Mariamman (người Việt thường gọi là chùa Bà) là ngôi đền Hindu giáo lớn và nổi tiếng nhất trong ba ngôi đền Hindu tại TP HCM ngày nay. Đền được các thương gia người Ấn Độ ở Sài Gòn xây dựng cách đây 100 năm để thờ thần Mariamman - một vị nữ thần trong Hindu giáo phổ biến ở miền Nam Ấn Độ.
Trung tâm ngôi đền là phòng thờ Bà Mariamman. Bà thường được coi là một vị Thần Mưa - vị Thần của mùa màng bội thu, đất đai màu mỡ. Người theo đạo Hindu tin rằng bà có khả năng làm cho bách bệnh tiêu tan và vạn sự như ý, trong đó có cả việc sinh con, hỏi vợ hay lấy chồng.
Theo truyền thống Hindu giáo, nhiều người đến phía sau phòng thờ Bà Mariamman, úp mặt vào những phiến đá hoa cương để cầu nguyện với mong muốn vị nữ thần sẽ nghe thấy và biến điều ước thành hiện thực.
Không chỉ nổi tiếng linh thiêng, đền thờ Bà Mariamman còn là một công trình kiến trúc độc đáo mang đậm nét Ấn Độ. Điều này được thể hiện qua những tác phẩm điêu khắc rực rỡ sắc màu được bài trí ở nhiều nơi, đặc biệt là mái đền.
4. Tọa lạc tại số 66 Đông Du, Thánh đường Hồi giáo Jamia Al-Musulman là thánh đường lớn và nổi tiếng bậc nhất của Sài Gòn. Thánh đường được cộng đồng Ấn kiều đóng góp tiền xây dựng từ năm 1935 để phục vụ như cầu tâm linh của những tín đồ Hồi giáo đến từ Nam Ấn Độ cư ngụ tại Sài Gòn.
Thánh đường Jamia Al-Musulman không lớn, nhưng có phong cách kiến trúc tinh tế mang đậm dấu ấn Hồi giáo vùng Nam Á. Chính điện của thánh đường nằm ở tầng 2, sau một khoảng sân lớn có các bậc cấp rộng dẫn lên.
Không gian cầu nguyện của thánh đường khá lớn, gồm chính điện và các dãy hành lang bao quanh với sức chứa hàng trăm người. Cạnh khu chính điện còn có hồ nước dành cho nam tín đồ lấy nước để thanh tẩy.
Ngày nay, Thánh đường Jamia Al-Musulman là nơi tập trung đông tín đồ Hồi giáo đến hành lễ nhất của TP HCM. Có thể coi đây là một thánh đường Hồi giáo quốc tế của Sài Gòn.
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.