3 võ tướng có tài bắn cung đỉnh nhất Tam Quốc, gồm những ai?

Google News

Trong Tam quốc diễn nghĩa, nếu chỉ tính tài bắn cung thì vị võ tướng này được xếp hàng đệ nhất.

Tam quốc cuối thời Đông Hán Trung Quốc là thời đại anh hùng, để lại kho tàng tài liệu và sự kiện lịch sử đồ sộ cho hậu thế. Ở thời kỳ này, tướng lĩnh võ công cao siêu đếm không xuể, thần xạ thủ sở hữu kỹ thuật bắn cung siêu phàm cũng có không ít.

Ai theo dõi Tam quốc diễn nghĩa chắc chắn quen thuộc với sự kiện Hoàng Trung sử dụng cung tên “tha” Quan Vũ một mạng, Triệu Vân bắn cung vào thuyền địch, còn có Lữ Bố sử dụng tài thiện xạ để ngăn chặn Viên Thuật đánh Lưu Bị.

Vậy trong 3 người này, ai sở hữu kỹ thuật bắn cung xuất chúng nhất? Hãy xem xét các mô tả trong Tam quốc diễn nghĩa:

1. Lữ Bố

3 vo tuong co tai ban cung dinh nhat Tam Quoc, gom nhung ai?

 

Nhớ lại Kỷ Linh (viên tướng của Viên Thuật, thuộc nhà Đông Hán, được phái dẫn quân đi tấn công Lưu Bị), Huyền Đức, tức Lưu Bị, từng nói: "Viên môn (một loại cổng thời xưa) cách quân 150 bước, nếu ta bắn trúng kích tiểu chi (bộ phận trên cây kích - vũ khí thời xưa của Trung Quốc, tương tự như giáo), thì hai nhà bãi binh, nếu bắn không trúng, ngươi tự trở về doanh trại, an bài chém giết".

Chỉ thấy Lữ Bố xắn tay áo lên, cài mũi tên, kéo căng dây cung, kêu một tiếng rồi mũi tên xé gió lao đi. “Một mũi tên bắn trúng chính giữa họa kích”.

Sự kiện “Viên môn xạ kích” thể hiện rõ nhất tiễn pháp của Lữ Bố như thần! Kích tiểu chi là một đoạn nhỏ nối liền lưỡi đao hình bán nguyệt và cán cầm của thanh họa kích.

Cổ nhân dùng thuật ngữ “Bách bộ xuyên dương” để hình dung tiễn thuật của một người cực kỳ cao siêu. Bách bộ, tức là trăm bước, một bước tương đương 1,3-1,4m, lấy giá trị trung bình và ước chừng thì 150 bước khoảng 200m.

Từ đó mới thấy, Lữ Bố đã tùy ý bắn trúng đoạn nối cực nhỏ trên thanh kích khi đứng cách khoảng 200m, đồng thời làm được điều này còn đòi hỏi lực tay mạnh mẽ mới có thể khiến mũi tên bay xa. Điều này chứng tỏ kỹ thuật bắn cung của Lữ Bố không hề tầm thường.

2. Hoàng Trung

3 vo tuong co tai ban cung dinh nhat Tam Quoc, gom nhung ai?-Hinh-2

 

"Hoàng Trung nghĩ đến cái ân không giết hôm qua, nên không đành lòng bắn tên, cầm lấy đao, kéo căng cây cung, mũi tên lóe lên, lại không thấy bay đi đâu. Vân Trường vừa chạy, Trung lại bắn cung, Vân Trường vội vàng, lại không thấy mũi tên. Chỉ nói Hoàng Trung sẽ không bắn, yên tâm chạy tới. Gần cầu treo, Hoàng Trung dựng tên trên cầu mở cung, bắn thẳng vào mũ giáp của Vân Trường. Quân binh phía trước đồng loạt hô lên. Vân Trường lắp bắp kinh hãi, mang tiễn về trại, mới biết Hoàng Trung có năng lực bách bộ xuyên dương, hôm nay chỉ bắn trúng đỉnh mũ giáp, chính là báo ân hôm qua mình không giết hắn".

Được biết, Vân Trường ở đây chính là võ tướngQuan Vũ. Lưu Bị chiếm cứ Hình Châu, lệnh cho Quan Vũ tiến công đánh địa điểm khác. Hoàng Trung được lệnh cưỡi ngựa dẫn đầu bộ binh nghênh chiến với Quan Vũ. Không may Hoàng Trung thất bại, cứ nghĩ rằng Quan Vũ sẽ giết mình nhưng lại được tha một mạng. Lần giao chiến hôm sau, Hoàng Trung đã cẩn thận hơn. Vốn có thể giết chết Quan Vũ bằng cung trên tay nhưng nghĩ lại ân tha mạng hôm qua, Hoàng Trung đã trả lại ơn nghĩa của Quan Vũ bằng cách cố tình bắn vào mũ giáp, chứ không phải chỗ chí mạng khác.

3 vo tuong co tai ban cung dinh nhat Tam Quoc, gom nhung ai?-Hinh-3

 

Khoảng cách giữa Hoàng Trung và Quan Vũ trên cầu phỏng chừng nhiều nhất là mấy chục mét. Đỉnh mũ giáp còn nhỏ hơn cả kích tiểu chi trên thanh kích, độ khó lớn hơn trong trường hợp Lữ Bố “Viên môn xạ kích”.

Hoàng Trung đã bắn trúng đỉnh mũ giáp khi Quan Vũ đang di chuyển trên ngựa. Mục tiêu di chuyển khó khăn hơn nhiều so với thanh kích cố định. Do đó, kỹ năng bắn cung của Hoàng Trung trongTam quốc diễn nghĩa thậm chí còn được đánh giá là tốt hơn cả Lữ Bố.

3. Triệu Vân

3 vo tuong co tai ban cung dinh nhat Tam Quoc, gom nhung ai?-Hinh-4

 

Tiễn pháp của Triệu Vân được thể hiện trong chuyến “Lưu Bị phạt Ngô” với Gia Cát Lượng, Khi thuyền của Từ Thịnh (tướng của Đông Ngô) cách thuyền của Triệu Vân và Gia Cát Lượng không xa, Triệu Vân một mũi tên bắn trúng dây thừng nối buồm trên thuyền Từ Thịnh.

Khoảng cách giữa hai con thuyền không xa, không vượt quá mấy chục mét. Điểm bắn mà Triệu Vân lựa chọn là một sợi dây thừng, trong khi kích tiểu chi của Lữ Bố là một điểm, cộng với khoảng cách là 150 bước.

Từ 2 chi tiết này cho thấy, tiễn pháp của Triệu Vân không bằng Lữ Bố. Lữ Bố bắn kích tiểu chi là đối tượng bất động, Hoàng Trung bắn đỉnh mũ giáp của Quan Vũ là đối tượng di chuyển.

Lữ Bố trong “Viên môn xạ kích” không cưỡi ngựa, cho nên Lữ Bố và thanh kích đều là hai vị trí đứng yên. Trong khi Hoàng Trung bắn tên lúc Quan Vũ cưỡi ngựa, tốc độ rất nhanh, Hoàng Trung và Quan Vũ đều đang di chuyển với tốc độ cao. Quan Vũ là võ tướng xuất sắc, phản ứng nhạy bén, cho nên Hoàng Trung phải chắc chắn bắn tên không khiến Quan Vũ bị thương để trả ơn, đồng thời đã bắn trúng đỉnh mũ giáp của Quan Vũ, do đó độ khó phải cao hơn trường hợp của Lữ Bố.

Tóm lại trong Tam quốc diễn nghĩa, nếu chỉ tính tài bắn cung, Hoàng Trung xếp thứ nhất, Lữ Bố thứ hai, Triệu Vân thứ ba.

Tuy nhiên, trong chính sử chỉ có sự kiện Lữ Bố sử dụng cung tên, còn Hoàng Trung và Triệu Vân thì không, nên chúng ta không thể so sánh tiễn pháp của 3 vị võ tướng này khi đối chiếu vào lịch sử chân thật.

Theo Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)