3 kiểu người được Thần Phật che chở 'gặp dữ hóa lành'

Google News

Trong Phật giáo nói rằng có 3 kiểu người ăn ở có tâm có đức sẽ luôn được Bồ Tát che chở, hộ mệnh giúp tai qua nạn khỏi.

Người thọ giới và bố thí

Những người tu đạo, biết thọ giới và bố thí cúng dường, là một trong 3 kiểu người được Phật Bồ Tát quý nhất. Đó là những người hiểu và làm theo lời răn dạy hướng thiện, người có thể cắt bỏ nhân ác, người thích bố thí thì đương nhiên có thể gặt hái quả tốt.

Thường khi nói đến thọ Giới, chúng ta thường hay nghĩ ngay là không được làm điều này, không được làm điều kia, phải giữ gìn các điều cấm giới rất khó giữ mà phạm vào là coi như có tội, chúng ta cảm thấy Giới như một sự gò bó khó chịu, một gánh nặng phải đeo mang.

Thế nhưng Đức Phật chế lập ra Giới vốn không phải để giới hạn bất cứ vấn đề nào cả.

Và thọ Giới không có nghĩa là gượng ép bản thân vào một kỷ luật sắt thép nào đó để rồi cứ tiếp tục lòng vòng trong các cõi luân hồi bất tận, mà thọ Giới Có nghĩa là thâu nhận lấy một bản thể thanh tịnh giải thoát vào tâm mình để rồi ra sức trì giữ và phát triển cho bản thể ấy được giải thoát viên mãn khỏi luân hồi.

3 kieu nguoi duoc Than Phat che cho 'gap du hoa lanh'

Giới luật của Phật giáo chú trọng tu thân làm người, điều này được gọi là “ngưỡng chỉ duy Phật-đà, hoàn thành nhân cách” (ngưỡng vọng và noi theo tấm gương Đức Phật để hoàn thành nhân cách), làm một con người tốt, tu thân hoàn thành mới có thể khai phá trí tuệ sáng ngời bên trong, chứng ngộ chân lý cao nhất.

Dù chúng ta ở đâu, chỉ cần giữ được giới thì sẽ càng ngày càng gần Phật, ngày ngày tu theo Phật mà không theo lời dạy thì không thể chứng ngộ quả Phật, thoát khỏi khổ đau.

Bố thí là học cách cho đi những gì trong khả năng của bản thân, không quan trọng cho nhiều hay ít, điều quan trọng nhất là cho bằng cả tấm lòng bởi "của cho không bằng cách cho". Nguyện với lòng tăng trưởng thiện pháp này cho cuộc đời thêm vui, thấy rõ và tin tưởng hơn vào phước báo. 

Người tin vào luật nhân quả

“Nhân” nghĩa là nguyên nhân, là hạt, tức hạt giống. “Quả” là kết quả, là trái, tức là kết quả hữu hình hoặc vô hình của một hạt đã gieo trồng. Nhân và quả là hai trạng thái tiếp nối nhau mà có.

Nếu bạn không gieo nhân lành mà lại muốn cầu xin Bồ Tát phù hộ để gặt hái quả ngọt thì Ngài chắc chắn không thể giúp bạn. Mình tự gieo nhân nào thì phải gặt lấy quả nấy, tùy theo thiện ác nhiều ít nên có khác nhau. Nhân nào quả nấy, có thể sửa đổi nhân quả chứ không thể vượt ra ngoài nhân quả.

Mỗi người khi sinh ra và lớn lên đều có hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Buồn vui sướng khổ mỗi người mỗi vẻ, nhưng tựu trung dường như ai cũng có nỗi khổ riêng. Và rồi người ta trông cậy vào thờ cúng, bói toán... với mong muốn thay đổi số mệnh.

3 kieu nguoi duoc Than Phat che cho 'gap du hoa lanh'-Hinh-2

Nhưng nếu không thực sự hiểu quy luật nhân quả, chúng ta sẽ không thể thay đổi được số mệnh của mình từ gốc rễ. “Nhân” đã tạo ra trong quá khứ thì không thể thay đổi được. Cái có thể thay đổi chính là “duyên”, điều kiện để tạo ra kết quả, từ đó cải thiện số mệnh của bản thân.

Nói cách khác, kiếp trước ít nhiều đều làm điều xấu nhưng kiếp này từ bỏ điều xấu làm việc thiện thì ác duyên sẽ đứt. Đạo Phật khuyên người ta cách thay đổi vận mệnh một cách tích cực và sẽ nhận được phước báo.

Khi tin sâu vào luật nhân quả, con người sẽ dám làm, dám hi sinh, hướng về những điều tốt đẹp, giúp đời giúp người. Với những hành động cao thượng, những nguyên nhân tốt ấy sẽ đem lại kết quả tốt đẹp cho mình cho người.

Phật dạy rằng: “Muốn biết quá khứ hay tương lai của một người chỉ cần nhìn những điều người đó đang nhận hoặc đang làm ở hiện tại là có thể biết được”. Qua quy luật nhân quả lời Phật dạy ta biết rằng, vận mệnh là do tự bản thân mỗi người nắm giữ, quyết định chứ không phải do thế lực nào tạo nên.

Nhân quả dù tốt hay xấu đều tùy thuộc vào con người. Mỗi cá nhân tự gây tạo nghiệp nhân cho mình và chỉ chờ đợi diễn tiến của cái kết.

Người hiếu thuận với cha mẹ 

Những người có tâm hiếu thảo và một lòng phụng dưỡng cha mẹ cũng sẽ được Bồ Tát quý trọng và thường xuyên che chở.

Trong Phật học có câu: “Hiếu kính cha mẹ tại gia, cần gì phải thắp hương xa”. Theo Phật giáo, cha mẹ là phước báo lớn nhất trên đời, cha mẹ chính là Phật, là Bồ Tát, hiếu kính cha mẹ chính là cúng dường chư Phật, công đức đạt được như nhau.

Người xưa thường nói: “Bách thiện hiếu vị tiên", tức là trong tất cả các đức hạnh của con người thì đạo Hiếu là hàng đầu. Bởi vậy, phận làm con phải biết kính trên nhường dưới báo đáp công lao dưỡng dục sinh thành của cha mẹ.

Phận làm con cái, nếu ngay cả việc hiếu thuận với cha mẹ còn không làm được, thử hỏi người đó có thể làm được việc gì khác? Có thể đối xử tử tế được với những người khác hay không?

3 kieu nguoi duoc Than Phat che cho 'gap du hoa lanh'-Hinh-3

Công lao to lớn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ như núi cao, như biển sâu. Thế nên dù có bận, có mệt nhưng đừng quên chăm sóc, báo hiệu cha mẹ.

Một kẻ bất hiếu, rũ bỏ ân sinh dưỡng của cha mẹ, cho dù có cúng dường hậu hĩnh đến thế nào, chắc chắn sẽ không được chư Phật Bồ Tát yêu thích, tự nhiên sẽ không bao giờ được các Ngài che chở phù hộ độ trì.

Đạo Phật dạy về đạo Hiếu, chư Phật Bồ Tát đều là những người con hiếu kính cha mẹ, đề cao tấm lòng hiếu thảo, răn dạy tất cả chúng Phật tử phải làm tròn chữ hiếu với bậc sinh thành.

Cho nên muốn được Phật Bồ Tát che chở, bạn nhất định phải trở thành một người con có hiếu với cha mẹ. Người hiếu thuận cha mẹ thì tự nhiên sẽ cảm được chư Phật Bồ tát, các Ngài đương nhiên sẽ phù hộ độ trì, che chở cứu giúp người ấy.

 

 

Theo Lệ Quyên/Vietnamnet

>> xem thêm

Bình luận(0)