Chủ đề của lễ khai mạc là “Giấc mơ nước Nga”. Nhân vật chính là cô bé Lyubov (Tình yêu) sẽ dẫn dắt khán giả vào cuộc hành trình kéo dài hàng nghìn năm phát triển của đất nước Nga. Lễ khai mạc Olympic Sochi hôm 7/2 là sự kiện quốc tế đáng tự hào của nước Nga không chỉ ở độ hoành tráng, mà còn ở những công nghệ - kỹ thuật hiện đại được sử dụng ở dịp này.Sân vận động Fischt được xây dựng mới hoàn toàn để các nhân viên kỹ thuật có thể bố trí một hệ thống lớn gồm các toa xe phía dưới mái vòm của nó. Để các vật trang trí đồ sộ trong buổi lễ chuyển động theo một đường thẳng, họ đã áp dụng kỹ thuật điều khiển bằng máy tính.Đặc biệt, các nhân viên đã có ý tưởng để làm nên tượng đài "Công nhân và Nữ nông trang viên" nổi tiếng. Theo đó, họ sử dụng vải tổng hợp để làm mô hình của tác phẩm nghệ thuật này. Tiếp theo, 7-11 chiếc quạt công nghiệp đã được trưng dụng để giúp mô hình vải này trở nên sống động y như bức tượng ngoài đời thực.4 tháng trước khi diễn ra lễ khai mạc, ban tổ chức cùng các nhân viên nơi đây đã bắt tay vào công tác chuẩn bị với sự hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài tới từ Mỹ, Canada, Anh, Australia, Hà Lan và Thụy Điển.
Đây là hình ảnh của một trong những hoạt cảnh ngoạn mục nhất trong buổi lễ: những ốc đảo treo lơ lửng.
Để làm ra những ốc đảo đó, nhân viên kỹ thuật đã sử dụng những khung kim loại phủ bên ngoài bằng lớp nhựa xốp.
Troika (tức gồm ba chú ngựa đi kèm nhau) là một trong những hạng mục "khó nhằn" nhất với tổng chiều dài 23 m, cao 20 m và trọng lượng 9 tấn. Công trình này được làm hoàn toàn bí mật ở Thụy Điển. Một số người còn phỏng đoán, troika có thể được lắp ráp ở các cơ sở quân sự tuyệt mật.
Quá trình làm nên chú gấu bắc cực khổng lồ, một trong ba linh vật của Sochi 2014.
Các linh vật này đều được làm ở Úc. Trong buổi lễ, chúng được đưa lên các xe ô tô và được điều khiển bởi một chuyên gia múa rối. Khí nén từ các xe tăng được dùng để tạo ra những luồng hơi thở cho các con vật khổng lồ này.
Các khán giả cũng nhớ tới màn biểu diễn ánh sáng ngoạn mục ở buổi lễ. Thực ra, 40.000 khán giả tới sân vận động lại là những người góp công không nhỏ để màn biểu diễn đó thành công. Mỗi người đều đeo một chiếc huy chương trên cổ. Bên trong thiết bị đó có màn hình LEDs và bộ cảm biến hồng ngoại.
Hình ảnh về các bản đồ cỡ lớn đều được tạo ra bởi 120 máy chiếu công suất lớn.
Tầng hầm sân vận động cũng khá linh hoạt. Một vài hoạt cảnh được nâng lên bởi các thang máy đặc biệt.
Chủ đề của lễ khai mạc là “Giấc mơ nước Nga”. Nhân vật chính là cô bé Lyubov (Tình yêu) sẽ dẫn dắt khán giả vào cuộc hành trình kéo dài hàng nghìn năm phát triển của đất nước Nga.
Lễ khai mạc Olympic Sochi hôm 7/2 là sự kiện quốc tế đáng tự hào của nước Nga không chỉ ở độ hoành tráng, mà còn ở những công nghệ - kỹ thuật hiện đại được sử dụng ở dịp này.
Sân vận động Fischt được xây dựng mới hoàn toàn để các nhân viên kỹ thuật có thể bố trí một hệ thống lớn gồm các toa xe phía dưới mái vòm của nó. Để các vật trang trí đồ sộ trong buổi lễ chuyển động theo một đường thẳng, họ đã áp dụng kỹ thuật điều khiển bằng máy tính.
Đặc biệt, các nhân viên đã có ý tưởng để làm nên tượng đài "Công nhân và Nữ nông trang viên" nổi tiếng. Theo đó, họ sử dụng vải tổng hợp để làm mô hình của tác phẩm nghệ thuật này. Tiếp theo, 7-11 chiếc quạt công nghiệp đã được trưng dụng để giúp mô hình vải này trở nên sống động y như bức tượng ngoài đời thực.
4 tháng trước khi diễn ra lễ khai mạc, ban tổ chức cùng các nhân viên nơi đây đã bắt tay vào công tác chuẩn bị với sự hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài tới từ Mỹ, Canada, Anh, Australia, Hà Lan và Thụy Điển.
Đây là hình ảnh của một trong những hoạt cảnh ngoạn mục nhất trong buổi lễ: những ốc đảo treo lơ lửng.
Để làm ra những ốc đảo đó, nhân viên kỹ thuật đã sử dụng những khung kim loại phủ bên ngoài bằng lớp nhựa xốp.
Troika (tức gồm ba chú ngựa đi kèm nhau) là một trong những hạng mục "khó nhằn" nhất với tổng chiều dài 23 m, cao 20 m và trọng lượng 9 tấn. Công trình này được làm hoàn toàn bí mật ở Thụy Điển. Một số người còn phỏng đoán, troika có thể được lắp ráp ở các cơ sở quân sự tuyệt mật.
Quá trình làm nên chú gấu bắc cực khổng lồ, một trong ba linh vật của Sochi 2014.
Các linh vật này đều được làm ở Úc. Trong buổi lễ, chúng được đưa lên các xe ô tô và được điều khiển bởi một chuyên gia múa rối. Khí nén từ các xe tăng được dùng để tạo ra những luồng hơi thở cho các con vật khổng lồ này.
Các khán giả cũng nhớ tới màn biểu diễn ánh sáng ngoạn mục ở buổi lễ. Thực ra, 40.000 khán giả tới sân vận động lại là những người góp công không nhỏ để màn biểu diễn đó thành công. Mỗi người đều đeo một chiếc huy chương trên cổ. Bên trong thiết bị đó có màn hình LEDs và bộ cảm biến hồng ngoại.
Hình ảnh về các bản đồ cỡ lớn đều được tạo ra bởi 120 máy chiếu công suất lớn.
Tầng hầm sân vận động cũng khá linh hoạt. Một vài hoạt cảnh được nâng lên bởi các thang máy đặc biệt.