Ngày 20/10/1982, trận đấu giữa hai đội bóng HFC Haarlem của Hà Lan và Spartak Moscow đã diễn ra tại sân vận động Luzhniki trong khuôn khổ Cup UEFA. Ảnh: ER.Khi Spartak ghi bàn thắng vào phút cuối cùng, hàng trăm người phấn khích kéo nhau trở lại sân định ăn mừng, dẫn đến cảnh chen lấn với dòng người đang đổ ra, khiến 66 người thiệt mạng. Được biết, hầu hết các nạn nhân là thanh thiếu niên. Ảnh: ER.Đài tưởng niệm được dựng lên gần sân vận động Luzhniki sau vụ tai nạn thảm khốc ở Liên Xô hàng chục năm về trước này. Ảnh: ER.Cũng trong năm 1982, Liên Xô lại đối mặt với một thảm họa khủng khiếp khác. Vào giờ cao điểm trong ngày 17/2/1982, tại nhà ga tàu điện ngầm Aviamotornaya ở Moscow, một thang cuốn theo chiều đi xuống bị hỏng. Ảnh: ER.Khi đó, vận tốc thang cuốn tăng hơn nhiều so với tốc độ cho phép làm hành khách không thể đứng vững trên bậc thang và ngã đè lên nhau. Thông tin chính xác về số thương vong trong vụ tai nạn này vẫn là một ẩn số. Ảnh: ER.Thông tin về vụ tai nạn xuất hiện ngắn gọn trên tờ Evening Moscow. Ảnh: ER.Ngày 26/9/1976, sau khi cãi nhau với vợ, phi công Vladimir Serkov đã "cướp" chiếc máy bay An-2 ở một phi trường địa phương và lao vào tòa chung cư 5 tầng nhằm trả thù vợ. Ảnh: ER.Tuy nhiên, vợ của Serkov và người thân của cô đều không có nhà vào thời điểm đó. Những người hàng xóm vô tội trở thành nạn nhân trong vụ trả thù cá nhân này. Ảnh: ER.Được biết, 4 người thiệt mạng và 11 người khác bị thương trong vụ việc. Ảnh: ER.Ngày 5/6/1983, tàu du lịch “Alexander Suvorov” chở quá tải di chuyển với tốc độ cao đã đâm vào cầu Ulyanovsk trên sông Volga. Ảnh: ER.Theo nhiều nguồn tin, số người thiệt mạng trong vụ tai nạn kinh hoàng này rơi vào khoảng 176 đến 300 người. Ảnh: ER.Hồi tháng 10/1960, quả tên lửa đạn đạo R-16 đã phát nổ tại Sân bay vũ trụ Baykonur trong quá trình chuẩn bị cho vụ phóng thử. Ảnh: ER.Được biết, khoảng 74 đến 126 người đã chết cháy trong thảm họa, trong đó có Tư lệnh Các lực lượng tên lửa chiến lược Mitrofan Nedelin. Ảnh: ER.
Ngày 20/10/1982, trận đấu giữa hai đội bóng HFC Haarlem của Hà Lan và Spartak Moscow đã diễn ra tại sân vận động Luzhniki trong khuôn khổ Cup UEFA. Ảnh: ER.
Khi Spartak ghi bàn thắng vào phút cuối cùng, hàng trăm người phấn khích kéo nhau trở lại sân định ăn mừng, dẫn đến cảnh chen lấn với dòng người đang đổ ra, khiến 66 người thiệt mạng. Được biết, hầu hết các nạn nhân là thanh thiếu niên. Ảnh: ER.
Đài tưởng niệm được dựng lên gần sân vận động Luzhniki sau vụ tai nạn thảm khốc ở Liên Xô hàng chục năm về trước này. Ảnh: ER.
Cũng trong năm 1982, Liên Xô lại đối mặt với một thảm họa khủng khiếp khác. Vào giờ cao điểm trong ngày 17/2/1982, tại nhà ga tàu điện ngầm Aviamotornaya ở Moscow, một thang cuốn theo chiều đi xuống bị hỏng. Ảnh: ER.
Khi đó, vận tốc thang cuốn tăng hơn nhiều so với tốc độ cho phép làm hành khách không thể đứng vững trên bậc thang và ngã đè lên nhau. Thông tin chính xác về số thương vong trong vụ tai nạn này vẫn là một ẩn số. Ảnh: ER.
Thông tin về vụ tai nạn xuất hiện ngắn gọn trên tờ Evening Moscow. Ảnh: ER.
Ngày 26/9/1976, sau khi cãi nhau với vợ, phi công Vladimir Serkov đã "cướp" chiếc máy bay An-2 ở một phi trường địa phương và lao vào tòa chung cư 5 tầng nhằm trả thù vợ. Ảnh: ER.
Tuy nhiên, vợ của Serkov và người thân của cô đều không có nhà vào thời điểm đó. Những người hàng xóm vô tội trở thành nạn nhân trong vụ trả thù cá nhân này. Ảnh: ER.
Được biết, 4 người thiệt mạng và 11 người khác bị thương trong vụ việc. Ảnh: ER.
Ngày 5/6/1983, tàu du lịch “Alexander Suvorov” chở quá tải di chuyển với tốc độ cao đã đâm vào cầu Ulyanovsk trên sông Volga. Ảnh: ER.
Theo nhiều nguồn tin, số người thiệt mạng trong vụ tai nạn kinh hoàng này rơi vào khoảng 176 đến 300 người. Ảnh: ER.
Hồi tháng 10/1960, quả tên lửa đạn đạo R-16 đã phát nổ tại Sân bay vũ trụ Baykonur trong quá trình chuẩn bị cho vụ phóng thử. Ảnh: ER.
Được biết, khoảng 74 đến 126 người đã chết cháy trong thảm họa, trong đó có Tư lệnh Các lực lượng tên lửa chiến lược Mitrofan Nedelin. Ảnh: ER.